- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Khô âm đạo khiến chuyện phòng the gặp trục trặc
Sex gặp nạn vì “cô bé” khô hạn
30 tuổi “vùng kín” đã bắt đầu lão hóa!
Rửa "vùng kín" bằng nước muối sao vẫn ngứa?
Chăm sóc “vùng kín” để sex thăng hoa
Khốn khổ vì khô!
Chị Liên H. (45 tuổi, TP.HCM) bị suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm khi vừa mới ngấp nghé vào lứa tuổi 40. Kể từ khi bị mãn kinh, vùng kín của chị bị khô ngứa, bỏng rát, tiểu rắt, nhiều khi tiểu không tự chủ. Chỗ đó của chị còn hay bị viêm nhiễm, dù đã chú ý vệ sinh sạch sẽ, đặt thuốc, bôi kem đặc trị nhưng hết rồi lại tái phát khiến chị nhiều khi phát điên.
Khổ hơn cả là chuyện vợ chồng cũng bị ảnh hưởng. Chị thì mãn kinh sớm nhưng anh chồng lại đang hồi sung sức. Càng cố chiều chồng thì chị càng thêm đau rát, chảy máu thậm chí viêm nhiễm càng nặng hơn. Chồng chị cho rằng chị bị lãnh cảm, chán chồng… chuyện vợ chồng vì thế ngày càng xa cách.
Suy giảm nội tiết gây khô hạn
Bác sỹ Lê Thị Thu Hà – Khoa Sản, Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM, cho biết, trường hợp như chị Liên H. không phải là hiếm. Thống kê từ Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ cho thấy, hiện có tới 10 – 40% phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh có dấu hiệu khô âm đạo.
Ngoài khô âm đạo, chị em còn bị hàng loạt các rối loạn khác do suy giảm nội tiết tố nữ
Trong độ tuổi sinh sản, niêm mạc âm đạo của người phụ nữ được giữ ẩm và bôi trơn nhờ nội tiết tố nữ estrogen do buồng trứng tiết ra. Suy buồng trứng sớm làm giảm hoặc ngừng tiết hormone nội tiết tố, tác động trực tiếp đến âm hộ, âm đạo. Lớp niêm mạc âm đạo không còn hồng như trước, trở nên mỏng và khô teo hơn, gây ngứa ngáy, kích ứng, có thể chảy máu khi quan hệ hoặc tiểu tiện. Hiện tượng đau càng tăng nặng nếu người phụ nữ không hoặc ít khi quan hệ tình dục.
Chính hiện tượng suy giảm hormone nội tiết tố gây khô âm đạo, viêm nhiễm âm đạo, nhiễm trùng tiết niệu. Bình thường, độ pH âm đạo của người phụ nữ luôn ở mức 3,8 – 4,6, hơi có tính acid giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và các loại virus gây bệnh. Nếu như sự cân bằng này bị phá vỡ, vi khuẩn có hại sẽ tăng lên nhanh chóng, gây viêm nhiễm. Viêm nhiễm tái phát nhiều lần dù đã điều trị chính là do sự dao động của độ pH này.
Để điều trị khô âm đạo ở phụ nữ mãn kinh, chị em nên thực hiện các nguyên tắc: Điều trị thuốc, thay đổi ăn uống, tăng cường vận động và kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng.
Về thuốc điều trị, bác sỹ có thể gợi ý chị em điều trị bằng thuốc đặt âm đạo, gel bôi trơn, vòng đặt âm đạo. Các phương pháp này sẽ tác động trực tiếp đến các mô âm đạo, làm ẩm và làm mềm niêm mạc âm đạo.
Trong ăn uống hàng ngày, nên ăn nhiều các thực phẩm tốt cho phụ nữ như súp lơ xanh, đậu nành, hoa quả tươi, hạn chế chất kích thích. Nên vận động mỗi ngày vừa tăng cường sức khỏe tổng thể vừa giúp giảm các triệu chứng khó chịu thời mãn kinh.
Ngoài ra, sử dụng thực phẩm chức năng chứa hoạt chất sinh học Pregnenolone – tiền hormone sinh dục giúp kích thích cơ thể tăng sinh các hormone nội tiết thiếu hụt cũng là giải pháp tốt, được nhiều chị em tín nhiệm.
An An H+
Bình luận của bạn