Lái ô tô đường dài tiềm ẩn nhiều nguy hại tới sức khỏe

Những người lái xe thường gặp một số vấn đề sức khỏe, đặc biệt là những tay lái đường dài

Kính lái xe đêm tốt thực sự hay chỉ là “chiêu trò” quảng cáo?

Hà Nội bắt đầu cấp bằng lái xe quốc tế từ 1/3

6 loại thuốc cần tránh dùng trước khi lái xe

6 bệnh xương khớp dễ mắc khi lái xe thường xuyên

1. Đau lưng, mỏi vai, gáy

Tình trạng đau lưng, đau mỏi vai, gáy là vấn đề khá thường gặp ở những người lái xe, đặc biệt là lái xe đường dài. Vấn đề đau lưng là do tư thế ngồi lái của tài xế chưa đúng. Tư thế tốt nhất là nên giữ khoảng cách với vô lăng sao cho tay có độ cong. Chân nên được mở rộng vừa với khoảng cách của chân ga. Nguyên nhân của vấn đề đau vai, gáy lại xuất phát từ việc ngồi một tư thế quá lâu, từ đó dẫn đến cảm giác ê nhức và tê cứng.

Nên làm: Thường xuyên tập những bài thể dục nhẹ nhàng, dùng 2 bàn tay kẹp vào nhau và xoay tròn. Lắc đầu nhẹ nhàng theo vòng tròn, hoặc gật đầu lên xuống, trái, phải.

2. Đau dạ dày

Những tài xế thường phải tập trung cao độ cho việc lái xe. Với lái xe đường dài, áp lực cao hơn, thời gian tập trung vào lái xe dài hơn. Thêm vào đó, những lái xe đường dài không có thời gian để ăn đúng giờ, trong khi đó lại phải ăn nhanh, di chuyển ngay sau khi ăn. Đó chính là hai lý do chính dẫn tới căn bệnh đau dạ dày các bác tài hay gặp. Đây là căn bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của họ.

Nên làm: Bố trí thời gian ăn, nghỉ hợp lý, khoa học như tránh ăn uống thất thường, vận động nặng, lái xe ngay khi vừa ăn xong, tránh uống bia rượu và các chất kích thích.

3. Rối loạn giấc ngủ

Theo nghiên cứu, có tới 25% lái xe tải chỉ ngủ ít hơn hoặc bằng 2 tiếng, 35% chỉ ngủ 2-4 tiếng, 31% ngủ 4-6 tiếng. Điều này rất nguy hiểm do họ thường lái xe xuyên đêm, ngủ nghỉ thất thường. Chính vì vậy, tài xế có thể đối mặt với các chứng rối loạn giấc ngủ, căng thẳng thần kinh.

Căng thẳng thần kinh, rối loạn giấc ngủ là các tình trạng thường gặp ở các tài xế.

Căng thẳng thần kinh, rối loạn giấc ngủ là các tình trạng thường gặp ở các tài xế.

Nên làm: Lái xe đường dài nên có bạn đồng hành để thay phiên nhau nghỉ ngơi, tránh căng thẳng quá mức và mất ngủ thường xuyên.​

4. Bệnh trĩ

Một phần vì tính chất của nghề nghiệp nên tài xế thường phải ngồi lâu một chỗ cùng với thói quen nhịn vệ sinh quá lâu nên cũng khá nhiều người bị bệnh trĩ và táo bón. Các căn bệnh này có thể sẽ khiến tài xế phải từ bỏ công việc vì mỗi lần ngồi lên xe là sẽ thấy đau nhức, rát, buốt.

Nên làm: Sử dụng loại ghế ngồi mềm và êm, đi vệ sinh khi cần thiết. Đồng thời, khi lái 2-4 tiếng thì người lái nên nghỉ ngơi từ 10-15 phút.

5. Ảnh hưởng đến mắt

Thường xuyên lái xe và tập trung cao độ khiến võng mạc của mắt hoạt động hết công suất, đồng thời do ảnh hưởng của những tác nhân bên ngoài như bụi bặm, không khí ô nhiễm sẽ khiến các tài xế dễ mắc các căn bệnh về mắt.

Nên làm: Dùng thuốc nhỏ mắt, đeo kính tránh bụi bặm, nắng. Tài xế có thể dùng thêm các loại thuốc bổ mắt…

6. Béo phì

Nghề lái xe đa phần là ngồi, ít vận động. Bên cạnh đó, do di chuyển liên tục, thời gian thời gian ăn uống không cố định, hay ăn đêm, chế độ ăn mất cân đối, thậm chí thường xuyên nhậu nhẹt, nên các bác tài đường xa thường mắc béo phì.

Giảm nguy cơ béo phì ở người lái xe bằng cách ăn uống điều độ, thường xuyên tập thể dục.

Giảm nguy cơ béo phì ở người lái xe bằng cách ăn uống điều độ, thường xuyên tập thể dục.

Nên làm: Luyện tập một lối sống lành mạnh, tránh những thói quen không tốt trên, tránh ăn khuya và đồng thời ăn nhiều chất xơ như rau xanh để giảm nguy cơ béo phì.

 
Thu Phương (tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp