Giảm căng thẳng, bỏ thuốc lá, tập thể dục thường xuyên... sẽ giúp tăng khả năng thụ thai
Bộ Y tế: Ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Những điều phụ nữ mang thai cần biết khi tiêm vaccine COVID-19
Phụ nữ dự định có thai, đang mang thai và đang cho con bú có nên tiêm vaccine COVID-19?
Mẹ bầu nên tập thể dục thế nào cho tốt?
1. Quản lý căng thẳng
Rất nhiều người do cố gắng tìm mọi cách để có thai mà tự gây căng thẳng, stress cho cả mình lẫn bạn tình. Việc làm này chính là một trong những nguyên nhân khiến cho việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. Vì thế, nếu muốn nhanh chóng có con, hãy sớm “chia tay” với stress, đừng để mình lo sợ hay căng thẳng.
Bạn có thể giảm căng thẳng bằng các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như châm cứu, thiền định, liệu pháp massage, đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng…
2. Bỏ các thói quen xấu
Các thói quen xấu chưa bao giờ là tốt cho sức khỏe nói chung và khả năng thụ thai nói riêng. Vì thế, nếu muốn sớm có con, tốt nhất cả 2 vợ chồng nên từ bỏ các thói quen:
- Hút thuốc lá
Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe và giảm khả năng thụ thai
Hút thuốc lá làm giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ vô sinh ở cả nam lẫn nữ. Thói quen này làm giảm số lượng và chất lượng của tinh trùng. Đặc biệt, khi mang thai, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ sảy thai và gây nguy hiểm cho thai nhi.
- Uống rượu bia
Uống rượu bia tạo ra yếu tố nhiệt gây tác dụng xấu tới tinh trùng và trứng nên khiến cho việc thụ thai trở nên khó khăn hơn nhiều. Trong một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên Tạp chí Scientific Reports (Anh), các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ 19 nghiên cứu liên quan đến 98.657 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và đi đến kết luận rằng, uống rượu có thể làm giảm khả năng thụ thai đáng kể đến 13% (đối với bất kỳ loại rượu nào), 11% (đối với uống rượu nhẹ) và 23% (đối với uống rượu nặng vừa).
Vì thế, nếu bạn xác định mang thai, tốt nhất hãy từ bỏ thói quen này hoặc ít nhất, cũng nên cắt giảm nó ngay từ khi lên kế hoạch cho việc có con.
3. Kiểm tra mức vitamin D trong cơ thể
Thiếu vitamin D có thể gây vô sinh và sảy thai, vì vậy hãy kiểm tra nồng độ của bạn trước khi lên kế hoạch mang thai.
Theo một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên Tạp chí Molecular Nutrition & Food Research (Đức), loại vitamin này rất quan trọng đối với thai kỳ và sức khỏe của trẻ khi được sinh ra.
Trong một nghiên cứu khác cho thấy việc thiếu hụt vitamin D có liên quan đến các yếu tố nguy cơ chuyển hóa ở bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), nguyên nhân gây rụng trứng không đều.
Bạn nên ăn những thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, pho mát, lòng đỏ trứng, một số loại nấm… Bên cạnh đó, hãy để cơ thể tiếp xúc với ánh nắng vào buổi sáng sớm khoảng 10 phút/ngày. Nếu muốn uống bổ sung vitamin D nên tham khảo ý kiến bác sỹ.
4. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục là cách tuyệt vời để tăng khả năng có con, vì nó làm giảm lượng mỡ thừa, vốn có thể gây ra quá nhiều estrogen trong cơ thể. Nó cũng làm giảm stress - yếu tố ảnh hưởng đến việc đậu thai. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đừng tập luyện quá mức, bởi cũng có thể gây tác dụng ngược. Hãy luyện tập đều đặn, tăng từ từ cường độ và độ khó.
5. Hạn chế caffeine
Cà phê là một loại đồ uống phổ biến và được nhiều người yêu thích, nhưng việc nghiện nó có thể khiến bạn khó có thai. Các nghiên cứu chỉ ra rằng caffeine trong cà phê gây cản trở quá trình co cơ, ảnh hưởng đến quá trình trứng đi từ vòi trứng vào tử cung. Do đó, quá trình thụ thai của bạn sẽ thấp hơn. Ngoài ra, uống quá nhiều cà phê khi mang thai ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí có thể khiến bạn bị sảy thai.
Bình luận của bạn