Mẹ bầu hoàn toàn có thể vận động tập thể dục như bình thường với những bài tập phù hợp
Nám da khi mang thai: Nguyên nhân và giải pháp
Bệnh mùa Hè nguy hiểm với phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai tiêm vaccine COVID-19 có thể giúp bảo vệ cả thai nhi
Mẹo trị hôi miệng cho bà bầu cực đơn giản
Lợi ích và điều cần lưu ý khi bà bầu ăn trứng gà
Tại sao phụ nữ mang thai nên tập thể dục?
Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần khi mang thai. Mặc dù vậy, các nghiên cứu cho thấy chỉ có khoảng 40% phụ nữ tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ. Luyện tập thể dục khi mang thai đã được chứng minh giúp làm giảm nguy cơ đau thắt lưng, đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh mổ, đau vùng xương chậu…
Mẹ bầu tập vận động đều đặn với cường độ phù hợp còn có một số lợi ích:
- Ngăn ngừa tăng cân quá mức, giảm thiểu được những rủi ro về sức khỏe có liên quan đến tăng cân.
- Giúp ngủ ngon, tăng nhịp tim, cải thiện lưu thông máu.
- Giảm đau lưng, mệt mỏi, căng thẳng, cải thiện tinh thần.
- Giảm nguy cơ sinh non hoặc sinh mổ.
Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, phụ nữ mang thai tập thể dục với cường độ trung bình 20-30 phút mỗi ngày có lợi cho thai nhi, giảm nguy cơ béo phì, cải thiện khả năng chịu căng thẳng và tăng cường phát triển hệ thần kinh.
Những lưu ý mẹ bầu nên nhớ khi tập thể dục
Chuẩn bị trước khi luyện tập: Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu thoáng mát. Chọn giày vừa vặn, phù hợp để giúp ngăn ngừa những chấn thương không đáng có. Mẹ bầu nên ăn trước khi tập luyện ít nhất 1 giờ và tránh để cơ thể quá nóng khi vận động. Uống nước trước, trong và sau khi tập thể dục để giữ nước cho cơ thể.
Tránh những bài tập vận động mạnh: Mẹ bầu không nên tham gia một số môn thể thao vận động mạnh như chạy bộ, cưỡi ngựa, bóng rổ, các bài tập nhảy. Những bài tập yoga nhẹ nhàng hoặc đi bộ sẽ an toàn cho cả mẹ và bé.
Yoga đang là phương pháp rèn luyện sức khỏe được nhiều phụ nữ mang thai lựa chọn nhất hiện nay
Tránh các tư thế khó: Phụ nữ mang thai nên tránh những động tác uốn vặn eo quá mức, gập lưng sâu, lộn ngược và các bài tập gập người hai tay chạm đầu ngón chân. Tránh tập bất kỳ bài tập nào yêu cầu mẹ bầu phải nín thở, nằm sấp.
Luyện tập với cường độ vừa phải: Mẹ bầu có thể dành ra 30 phút tập luyện vào khoảng 5 ngày trong tuần hoặc mỗi ngày chia nhỏ các bài tập mỗi lần 10 phút, như vậy đủ để làm tăng nhịp tim và đổ mồ hôi. Nên chú ý tập thể dục trên bề mặt phẳng để ngăn ngừa chấn thương.
Không nên tập thể dục nếu gặp các vấn đề sau: Bị hen suyễn, mắc bệnh tim, từng chảy máu hoặc dọa sảy trong quá trình mang thau, nhau thai bám thấp, có tiền sử sảy thai, cổ tử cung yếu, tiền sử sinh non hoặc có nguy cơ sinh non…
Bình luận của bạn