Làm thế nào để bảo vệ "cửa sổ tâm hồn" cho trẻ?

Trẻ bị cận thị sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập, vui chơi

Podcast: Ánh sáng xanh có phải nguyên nhân gây cận thị?

5 sai lầm tai hại của phụ huynh về cận thị ở trẻ

Loại thuốc nhỏ mắt giúp kiểm soát cận thị tiến triển ở trẻ em

Hoạt động ngoài trời thường xuyên có thể giảm nguy cơ cận thị ở trẻ em

Tỷ lệ trẻ cận thị ngày càng gia tăng

Cận thị là một trong các loại tật khúc xạ phổ biến, đặc biệt là lứa tuổi học đường. Theo bài báo được công bố trên Tạp chí Nhãn khoa Anh, tỷ lệ cận thị ở trẻ em và thanh thiếu niên đã tăng đáng kể trong 30 năm qua, từ 24% (năm 1990) lên gần 36% (năm 2023).

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tôn Dật Tiên (Quảng Châu, Trung Quốc) đã phân tích kết quả của 276 nghiên cứu liên quan đến hơn 5,4 triệu trẻ em và thanh thiếu niên ở 50 quốc gia trên cả 6 châu lục để đưa ra kết luận này.

Theo bài báo cáo, cận thị đã trở thành mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng hiện nay. Tình trạng này đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra trẻ em Đông Á có tỷ lệ cận thị cao nhất, ở mức 35%, cao gấp đôi so với trẻ em da trắng cùng trang lứa.

Tại Việt Nam, theo thống kê, tỷ lệ trẻ em mắc tật cận thị vào khoảng 20-40% ở khu vực thành thị và 10-15% ở khu vực nông thôn. Chia sẻ trên báo Dân trí, PGS.TS Phạm Ngọc Đông, Phó Giám đốc Phụ trách quản lý điều hành Bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết, trong các nghiên cứu gần nhất tỷ lệ cận thị ở trẻ ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thành phố, thậm chí có lớp trên 50% học sinh trong lớp bị cận thị.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra dự đoán 50% dân số trên thế giới sẽ bị cận vào năm 2050, riêng Châu Á cận thị nhiều hơn do yếu tố chủng tộc, với 80-90% trẻ em Châu Á sẽ bị cận thị.

“Thủ phạm” gây cận thị ở trẻ

 

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng cận thị từ nhẹ đến nặng. Trong đó, có ba “thủ phạm” phổ biến, đầu tiên là do di truyền. Theo các nghiên cứu, nếu cả bố và mẹ đều cận thị, khả năng con sinh ra bị cận thị từ 33-60%. Còn nếu cả cha và mẹ không ai bị cận thị, khả năng trẻ bị cận chỉ từ 6%-15%.

Nguyên nhân thứ hai đến từ việc trẻ dùng thiết bị điện tử quá sớm và quá nhiều. Kết quả một cuộc khảo sát ở Việt Nam về việc trẻ em dùng các thiết bị số như máy tính bảng, điện thoại… cho thấy có đến 78% trẻ trong độ tuổi từ 1-5 tiếp xúc với các thiết bị điện tử hàng giờ mỗi ngày. Các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh nhân tạo, có thể gây mỏi mắt, rối loạn giấc ngủ, lâu dần dẫn đến cận thị. Ngoài ra, sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều còn khiến trẻ thiếu tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, thiếu vận động ngoài trời… càng làm tăng nguy cơ cận thị một cách gián tiếp.

Nguyên nhân phổ biến thứ ba và cũng là “thủ phạm” ít người biến đến, đó chính là sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt như Lutein, Zeaxanthin, vitamin A, C và E, các khoáng chất…

Cách phòng ngừa cận thị cho trẻ

Để phòng bệnh về mắt cho trẻ, đặc biệt là cận thị, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ ngồi học bài đúng tư thế với việc giữ khoảng cách từ mắt đến mặt bàn là 30 - 40cm; Học bài, đọc sách ở nơi có đủ ánh sáng; Không đọc sách khi ngồi trên tàu, xe; Khoảng cách an toàn khi ngồi xem ti vi. Khi dùng máy vi tính, cứ khoảng 30 phút nên dừng lại cho mắt nghỉ ngơi.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần chú ý đến chế ăn uống hàng ngày của trẻ. Đặc biệt, chú ý bổ sung 2 dưỡng chất vàng tốt cho mắt là Lutein và Zeaxanthin. Lutein và Zeaxanthin tập trung nhiều ở hoàng điểm và võng mạc mắt, giúp lọc ánh sáng xanh có hại, bảo vệ mắt được an toàn và khỏe mạnh. Các thực phẩm giàu Lutein và Zeaxanthin như rau lá xanh đậm, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, rau dền… có đặc tính chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ mắt, chống mỏi mắt, góp phần cải thiện thị lực.

Khi thấy trẻ xuất hiện các biểu hiện hay nheo mắt, chảy nước mắt khi nhìn, xem tivi hoặc đọc sách... cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Đồng thời, hãy có thói quen đưa trẻ đi khám mắt định kỳ ngay từ khi mắt còn tốt, là cách giúp phụ huynh chăm sóc “cửa sổ tâm hồn” cho con một cách hữu hiệu.

 

Hàng năm, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lấy ngày thứ 5 của tuần thứ 2 trong tháng 10 để tôn vinh đôi mắt. Năm nay, Ngày Thị giác thế giới (10/10/2024) được tổ chức với chủ đề: "Ưu tiên chăm sóc mắt trẻ em", nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cho đôi mắt của trẻ em.

Lê Tuyết (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt