Liệu pháp chữa chứng tim đập nhanh

Tim đập nhanh được đặc trưng bởi cảm giác ngực như bị đánh trống, có thể kéo dài từ vài giây đến hàng giờ

Thai phụ nhịp tim 100 lần một phút có nguy hiểm?

Tim đập nhanh khi dùng nhiều kháng sinh

Tim đập không đều là bệnh gì?

Cẩn trọng với khối u sờ thấy mạch đập theo nhịp tim

1. Phương pháp “Valsalva Maneuver”

“Valsalva Maneuver” là một phương pháp cổ xưa giúp nhịp tim đập nhanh trở lại bình thường bằng sự can thiệp vật lý, giúp kích thích các dây thần kinh sọ não số 10 (dây thần kinh phế vị), từ đó làm nhịp tim chậm trở lại.

Cách làm rất đơn giản, hãy véo mũi và ngậm chặt miệng rồi cố gắng thở ra thật mạnh. Hành động này lúc đầu sẽ làm tăng tốc độ nhịp tim nhưng sau đó sẽ làm chậm lại nhịp tim của bạn. Cần lưu ý, không sử dụng phương pháp này với những người bị bệnh tim.

2. Ho

Ho mạnh trong một vài phút có thể làm giảm hiện tượng “đánh trống ngực”. Nó gây áp lực trong lồng ngực, giúp nhịp tim của bạn trở lại bình thường. Đây là phương pháp “chữa nóng” giúp bạn giảm bớt sự hồi hộp do yếu tố tác động bên ngoài – là nguyên nhân khiến nhịp tim đập nhanh.

3. Hít thở sâu

Hít thở sâu là một trong những cách tốt nhất để đối phó với tình trạng tim đập nhanh. Nó giúp giảm bớt sự lo lắng, từ đó giúp bình thường hóa nhịp tim của bạn. Bên cạnh đó, hít thở sâu cũng giúp thư giãn cơ thể và tăng cung cấp lượng oxy cho não.

Đầu tiên, ngồi thoải mái với tư thế bắt chéo chân. Hít vào thật chậm bằng đường mũi rồi từ từ thở ra bằng miệng. Lặp lại trong một vài phút cho đến khi nhịp tim của bạn chậm trở lại. Theo khuyến cáo, tập yoga và thiền là cách để để ngăn ngừa tim đập nhanh do hai bộ môn này hướng dẫn bạn cách thức tập luyện nhịp độ thở.

Hít thở sâu là một trong những cách tốt nhất để đối phó với tình trạng tim đập nhanh

4. Nước lạnh

Không uống nước có thể khiến bạn bị rối loạn nhịp tim tạm thời. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng tim đập nhanh hãy thử uống một ly nước lạnh để giúp nhịp tim trở lại bình thường. Uống nước lạnh cũng sẽ giúp làm giảm căng thẳng, lo lắng và chóng mặt. Ngoài ra, tạt nước lạnh lên mặt cũng là cách tốt để cải thiện tình trạng tim đập nhanh và đang bị hoảng loạn tâm lý.

5. Mật mía

Mật mía là một giải pháp đơn giản để kiểm soát tình trạng “đánh trống ngực”. Mật mía giàu kali, sắt, calci và magne giúp giảm thiểu tình trạng hồi hộp ở người. Đặc biệt, mật mía tốt cho việc điều trị thiếu máu, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tim đập nhanh. Cách làm rất đơn giản, hòa một muỗng canh mật mía vào một cốc nước ấm hoặc trộn 2 muỗng cà phê mật mía và giấm táo trong một cốc nước. Uống trực tiếp mỗi ngày một lần.

6. Tăng magne

Thiếu hụt magne trong cơ thể cũng có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh. Magne giúp tim và hệ thần kinh hoạt động trơn tru và cải thiện lưu thông máu trong cơ thể. Các loại thực phẩm giàu magne bao gồm: Rau (rau bina, cải xoăn, củ cải…), các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều…), bột yến mạch, bơ đậu phộng, cá nước lạnh, chocolate đen và sữa chua ít chất béo. Bạn cũng có thể uống viên bổ sung magne 350mg hàng ngày, tuy nhiên, cần nói chuyện với bác sỹ để chắc chắn bạn dùng đúng liều lượng cho tình trạng hiện tại của mình.

7. Quế

Một biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả cho tình trạng tim đập nhanh là dùng quế. Nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm cả mangan và kali có lợi cho tim. Quế giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim, ngăn ngừa sự tích tụ quá mức lipoprotein mật độ thấp (LDL hay cholesterol “xấu”) và điều hòa huyết áp.

Trộn một muỗng cà phê bột quế trong một cốc nước ấm hoặc trộn cùng một muỗng cà phê bột quế với mật ong để dễ uống hơn. Dùng mỗi ngày một lần trong vài ngày nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng tim đập nhanh.

Quế có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ phòng ngừa chứng tim đập nhanh

8. Cây nữ lang

Cây nữ lang giúp bạn thư giãn, bình tĩnh và phục hồi nhịp tim bình thường trở lại. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn ngủ ngon hơn.

Cho 10 giọt chiết xuất cây nữ lang nguyên chất vào một ly nước, uống trực tiếp để làm giảm tỉnh trạng lo âu, hoảng sợ. Bạn cũng có thể uống bổ sung chiết xuất cây nữ lang cho một vài tuần như một biện pháp phòng ngừa chứng tim đập nhanh, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sỹ để có liều lượng thích hợp và không bổ sung nó lâu hơn thời gian trên. Cũng cần lưu ý, loại thảo mộc này không thích hợp cho phụ nữ mang thai.

9. Sơn trà

Sơn trà là một loại thảo dược giúp điều trị tim đập nhanh rất hiệu quả. Nó giúp tăng lưu lượng máu đến tim và cải thiện sự co cơ tim, từ đó giúp ổn định nhịp tim. Bạn có thể bổ sung loại thảo dược này với liều lượng 160 - 900mg mỗi ngày từ 3 đến 24 tuần. Tham khảo ý kiến ​​bác sỹ trước khi bổ sung vì nó có thể cản trở tác dụng của một số loại thuốc. Ngoài ra, loại thảo dược này được khuyến cáo không phù hợp với phụ nữ mang thai.

10. Tía tô đất

Tía tô đất cũng là một loại thảo mộc tuyệt vời với những người thường xuyên bị tim đập nhanh. Nó có tác dụng tốt với tim và hệ thống tuần hoàn. Hơn nữa, tía tô đất giúp bạn thư giãn, giảm bớt sự lo âu và giúp bình thường hóa sự hoạt động quá mức của tuyến giáp.

Thêm một muỗng cà phê dầu tía tô đất vào một cốc nước nóng và để yên từ 5 - 10 phút. Uống nó bất cứ khi nào bạn hồi hộp. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm vào món ăn hoặc dùng thuốc bổ sung sau khi đã tham khảo ý kiến ​​bác sỹ.

Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tim đập nhanh bao gồm: Thiếu máu, tuyến giáp hoạt động quá mức, sự mất cân bằng điện giải trong cơ thể; Lượng đường trong máu thấp, mức độ adrenalin cao do căng thẳng hay lo âu; Tập thể dục với cường độ cao; Dùng quá nhiều cà phê chứa caffeine, rượu bia và sử dụng ma túy bất hợp pháp như cocaine, cần sa. Phụ nữ đang mang thai, những người bị cơn hoảng loạn và một số loại thuốc được kê theo toa cũng có thể gây ra tình trạng này.

Tim đập nhanh có thể đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như khó thở và cảm giác co thắt ở cổ họng. Trong một số trường hợp, tim đập nhanh có thể là một triệu chứng của một bệnh tim nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi tim đập nhanh đi kèm với các triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu, mờ mắt, đau ngực, vã mồ hôi, buồn nôn và ói mửa cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sỹ chuyên môn kiểm tra và có hướng điều trị thích hợp.
M.Hiếu H+ (Theo Top10homeremedies)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch