- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Táo bón ở trẻ em phải làm sao?
Phòng ngừa táo bón cho bé bằng món cháo đậu xanh
Vì sao bé ăn nhiều chất xơ nhưng vẫn bị táo bón?
Cho trẻ ăn đu đủ chín để trị táo bón
Những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón mà cha mẹ cũng chẳng ngờ đến
Táo bón là tình trạng phân di chuyển chậm, bị hấp thu một phần nước nên trở nên cứng, khô, khiến bé đi ngoài khó khăn. Bé phải ngồi lâu và rặn nhiều gây đau rát. Nếu nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng lẫn máu trong phân khiến bé sợ và không dám đi ngoài. Thông thường, táo bón được chia thành 2 loại là táo bón cơ năng và táo bón thực thể.
Biện pháp vật lý trị liệu có hiệu quả trong việc điều trị táo bón cơ năng ở trẻ em
Táo bón cơ năng xảy ra do chế độ ăn không hợp lý như uống ít nước, ăn ít chất xơ, ngại đi vệ sinh, sợ bẩn, mải chơi… Trong khi đó, chứng táo bón thực thể ở trẻ em xảy ra do phình đại tràng bẩm sinh, nứt kẽ hậu môn, suy giáp…
Trong nghiên cứu mới đây, Marieke L. van Engelenburg-van Lonkhuyzen và các đồng nghiệp của Trung tâm Y tế Đại học Maastricht ở Hà Lan đã tiến hành thử nghiệm đối với 53 trẻ em (độ tuổi từ 5-16 tuổi) bị táo bón cơ năng. 26 ứng viên tham gia nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên để điều trị bằng các biện pháp tiêu chuẩn (bao gồm giáo dục, tập cho trẻ thói quen đi ngoài, sử dụng thuốc nhuận tràng). 27 trẻ còn lại được điều trị bằng biện pháp vật lý trị liệu vùng chậu (PPT).
Sau thời gian theo dõi 6 tháng, các nhà nghiên cứu nhận thấy biện pháp trị liệu PPT có hiệu quả cho khoảng 92,3% trẻ em, trong khi những trẻ em được điều trị bằng phương pháp còn lại đạt hiệu quả khoảng 63%.
Hoài Thương H+ (Theo Doctorslounge.com)
Bình luận của bạn