Biết được các nguyên nhân gây căng thẳng giúp bạn loại bỏ, kiểm soát chúng dễ dàng hơn
Vì sao căng thẳng do công việc có thể giết chết bạn?
Trà sâm Ấn Độ giúp loại bỏ căng thẳng nhanh chóng
4 cách đơn giản giúp giảm căng thẳng cho người bệnh rung nhĩ
Tắm bằng muối tắm chứa magne có giúp giảm căng thẳng?
Theo BS. Suhair Erikat từ Bệnh viện Sharp Mesa Vista (Mỹ): “Căng thẳng, stress là phản ứng của cơ thể trước những tình huống cần tới sự chú ý và năng lượng. Lúc này, các hormone căng thẳng sẽ được sản sinh, nhằm mục đích cung cấp năng lượng, thúc đẩy bạn phải hành động, giải quyết các tác nhân gây căng thẳng”.
“Khi bạn không thể nhận ra mình đang căng thẳng, stress quá mức, tình trạng căng thẳng sẽ chuyển thành cảm giác lo lắng quá mức, gây brain fog (chứng đờ đẫn hay sương mù trí não), cản trở khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề”, BS. Suhair Erikat cho biết thêm.
Nguyên nhân gây căng thẳng, stress
Thông thường, mọi người đều biết tới các tác nhân gây căng thẳng, stress điển hình như mắc bệnh nặng, khó khăn về tài chính, thay đổi công việc, thay đổi nơi sinh sống, ly hôn hay phải trải qua sự mất mát người thân… Tuy nhiên, có những tác nhân gây căng thẳng “thầm lặng” khác có thể tích tụ dần theo thời gian mà bạn cũng nên chú ý.
Chế độ ăn uống kém lành mạnh cũng có thể là nguyên nhân gây căng thẳng
Những nguyên nhân gây căng thẳng không ngờ này có thể kể đến như:
- Tắc nghẽn giao thông, đặc biệt nếu tình trạng này lặp đi lặp lại hàng ngày.
- Căng thẳng với đồng nghiệp, cấp trên khó tính, công việc quá tải.
- Thiếu tin tưởng trong các mói quan hệ, tranh cãi với người thân, cảm giác cô đơn.
- Có chế độ ăn uống kém lành mạnh: Tiêu thụ quá nhiều caffeine, thực phẩm chế biến sẵn, đường tinh luyện.
- Có cảm giác tức giận, tổn thương nhưng không được xoa dịu, đặc biệt nếu các cảm xúc tiêu cực này hình thành từ khi còn nhỏ.
- Dành quá nhiều thời gian xem TV, sử dụng internet.
- Thiếu ngủ: Có thể gây kiệt sức, giải phóng các hormone căng thẳng như adrenaline.
BS. Suhair Erikat cũng chỉ ra rằng, điều quan trọng là bạn cần học cách nhận ra khi nào mình bị căng thẳng, stress. Để làm được điều này, hãy chú ý tới cảm xúc, suy nghĩ, hành động và những thay đổi thể chất trong cơ thể.
Cách kiểm soát căng thẳng, stress
Để giải tỏa các khoảnh khắc căng thẳng, bạn có thể thực hiện các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, tạm tránh khỏi tình huống gây căng thẳng, thả lỏng cơ bắp… Ngoài ra, để tiếp tục quản lý các nguyên nhân gây căng thẳng, bạn nên cố gắng thực hiện một số thói quen sau:
- Hoạt động thể chất thường xuyên.
- Tập yoga, thái cực quyền, massage.
- Giữ sự hài hước, lạc quan.
- Giữ mối quan hệ tốt với gia đình, bạn bè.
- Dành thời gian cho các sở thích cá nhân, ví dụ như đọc sách hay nghe nhạc.
Nếu tình trạng căng thẳng, stress gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn, ví dụ như đau tức ngực, thay đổi chế độ ăn uống, suy giảm ham muốn; Khiến bạn hay thấy cáu kỉnh, thiếu động lực… và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày, hãy tới gặp bác sỹ tâm lý để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Bình luận của bạn