Bị rối loạn lo âu: Nên bổ sung ngay những dưỡng chất dưới đây!

Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp điều trị rối loạn lo âu

5 loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm rối loạn lo âu

7 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu

10 cách để giảm ngay căng thẳng, rối loạn lo âu

Điểm mặt 9 dấu hiệu của rối loạn lo âu

Acid amin

Thiếu hụt các acid amin như: Tryptophan, phenylalanine hoặc tyrosine trong chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng tới khả năng tổng hợp serotonin trong não. Một chế độ ăn uống giàu acid amin có thể cải thiện mức độ serotonin trong não, từ đó làm giảm cảm giác lo âu và cải thiện tâm trạng. Acid amin cũng làm tăng khả năng tổng hợp dopamine và giúp chống lo âu hiệu quả. 

Thực phẩm giàu acid amin mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống gồm: Pho mát, đậu tương, thịt gà, cá, các loại hạt, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên cám.

Selen

Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, những người uống bổ sung 100mg selen/ngày và liên tục trong 5 tuần thì ít có cảm giác lo âu hơn. Bổ sung selen vào chế độ ăn uống cũng làm giảm cảm giác lo lắng ở những bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân ung thư và bệnh nhân HIV.

Bổ sung selen vào chế độ ăn uống làm giảm lo âu

Thực phẩm giàu selen mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống gồm: Các loại đậu, cá, động vật có vỏ.

Acid béo

Các loại acid béo như omega 3 đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ rối loạn lo âu. 

Thực phẩm giàu acid béo mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống gồm: Quả óc chó, cá hồi, hạt lanh.

Vitamin

Vitamin C được biết là có tác dụng làm giảm cảm giác lo lắng bằng cách hạn chế quá trình stress oxy hóa, làm giảm lượng hormone stress cortisol và cải thiện tâm trạng. Vitamin E và vitamin D cũng có tác dụng làm giảm lo lắng hiệu quả.

Thực phẩm giàu vitamin C, D, E mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống gồm: Trái cây họ cam quýt, hạnh nhân, hạt hướng dương.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng