Lợi ích khi ngâm chân và một số lưu ý khi thực hiện

Ngâm chân đúng cách giúp khí huyết lưu thông, làm ấm đôi chân, giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon

Ngâm chân sẽ trị được những bệnh thường gặp

Cách đơn giản giúp bạn có đôi chân mềm mại

Dưỡng ẩm đúng cách cho da căng mịn

Đông đến, bị cước chân phải làm sao?

Chân là bộ phận phải vận động rất nhiều trong ngày nên cũng có lúc nhức mỏi. Đặc biệt, trong mùa Đông, các mạch máu ở tay và chân co lại, khiến vùng này bị lạnh cũng như dễ đau nhức xương khớp. Khi đó, ngâm chân là lựa chọn đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến.

Trao đổi với Tạp chí Sức khỏe+, ThS.BS Ngô Chiến Thuật - Phó Trưởng khoa Dưỡng sinh Xoa bóp - bấm huyệt, Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho hay: "Theo y học cổ truyền, chân chúng ta có nhiều đường kinh và huyệt vị quan trọng, như ba đường kinh âm và ba đường kinh dương. Kinh thận cũng đi từ huyệt Dũng Tuyền trong lòng bàn chân."

Do đó, trong mùa Đông ngâm chân với nước ấm đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe. Trước hết, đây là biện pháp giúp làm sạch và giảm mùi hôi chân, đặc biệt với người thường xuyên đi giày, tất. Nước ấm cũng giúp tăng tuần hoàn tại chỗ, hỗ trợ cải thiện một số bệnh ngoài da tại chân như nẻ, khô chân… Đặc biệt, ngâm chân với nước ấm, đi kèm massage là biện pháp thư giãn rất tốt, giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Ngoài ngâm chân với nước ấm (pha thêm muối), người dân đôi khi còn mua thêm các loại thảo dược có tính ấm, hoặc tinh dầu nhằm tăng cảm giác thư thái. Đây là phương pháp phổ biến trong Đông y, thầy thuốc có thể sử dụng các vị thuốc có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết… tùy theo sức khỏe, thể trạng của từng người.

BS Thuật khuyến cáo, ngâm chân đem lại nhiều lợi ích, nhưng một số đối tượng cần thận trọng khi ngâm chân với thảo dược. Trong đó, người bệnh đái tháo đường thường có tổn thương mạch máu ngoại vi (ở tay và bàn chân). Vì vậy, cần chú ý khi ngâm chân thảo dược với nước không nóng quá, thao tác xoa bóp chân nhẹ nhàng. Một số vị thuốc giúp hành khí, hoạt huyết như quế chi, thổ phục linh, dây đau xương, hoa hồi, long não… có thể làm giãn mạch máu và gây những biến chứng khó kiểm soát.

Ngoài ra, những người bị bệnh ngoại khoa (viêm cấp, vết thở hở, nhiễm trùng) ở chân cũng không nên ngâm chân.  

Nhiệt độ thích hợp để ngâm chân an toàn là khoảng 35-50 độ C. Thời gian ngâm chân trong khoảng 15-20 phút. Sau khi ngâm chân, bạn nên lau chân thật khô (đặc biệt là phần kẽ giữa các ngón chân), sau đó ủ ấm và đi tất để tránh bị lạnh.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp