Khám phá những lợi ích của hợp chất sulforaphane trong rau họ cải

Sulforaphane được tìm thấy trong các loại rau họ cải có nhiều tiềm năng cải thiện sức khỏe

Thưởng thức matcha thế nào để hấp thụ tối đa dưỡng chất?

6 dưỡng chất thiết yếu giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường

6 dưỡng chất thực vật tốt cho sức khỏe và kéo dài tuổi thọ

Những dưỡng chất giúp “chống nắng” cho da từ bên trong

Công dụng của sulforaphane

Sulforaphane là hợp chất thực vật tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại rau họ cải như bông cải xanh, bắp cải, cải xoăn và cải Brussel. Đáng chú ý, chỉ khi rau được cắt thái hay nhai nát, glucoraphanin – tiền chất của sulforaphane – mới tiếp xúc với enzyme myrosinase và hình thành nên dưỡng chất thực vật này.

Sulforaphane đã được khoa học chứng minh đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như: Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, ức chế hiện tượng viêm, điều hòa đường huyết, cải thiện miễn dịch, phòng các bệnh thoái hóa thần kinh.  

Trong đó, sulforaphane có lợi với sức khỏe chuyển hóa nhờ khả năng cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, giảm nguy cơ đái tháo đường type 2. Một nghiên cứu quy mô nhỏ trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 cho thấy, người uống 150micromol sulforaphane (ở dạng chiết xuất mầm bông cải xanh cô đặc) trong 12 tuần có chỉ số HBA1c giảm hơn đáng kể so với nhóm dùng giả dược.

Sulforaphane có nhiều nhất trong rau mầm bông cải xanh

Sulforaphane có nhiều nhất trong rau mầm bông cải xanh

Ngoài ra, một trong những lợi ích đầy hứa hẹn của sulforaphane là khả năng chống ung thư. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật cho thấy, dưỡng chất thực vật này có thể hỗ trợ điều trị ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú, ung thư tuyến tụy và ung thư hắc tố.

Một vài thí nghiệm trên động vật cũng chỉ ra, sulforaphane có tiềm năng bảo vệ não bộ khỏi các bệnh lý như Alzheimer, Parkinson, tình trạng viêm thần kinh. Tuy nhiên, còn cần thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng trên con người trước khi đi tới kết luận.

Sulforaphane có gây ra tác dụng phụ nào không?

Nhìn chung, sulforaphane là dưỡng chất lành tính khi bổ sung vào chế độ ăn uống qua thực phẩm họ cải. Tuy nhiên, bổ sung sulforaphane liều cao ở dạng thực phẩm chức năng có thể gây ra một vài triệu chứng khó chịu về tiêu hóa.

Người đang dùng thuốc hạ huyết áp, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa sulforaphane để tránh các tương tác thuốc không mong muốn. Ngoài ra, sulforaphane còn có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống động kinh Tegretol.

Thực phẩm giàu sulforaphane nên có trong chế độ dinh dưỡng

Chế biến rau họ cải bằng phương pháp hấp chín tới giúp giữ lại hàm lượng dưỡng chất thực vật cao nhất

Chế biến rau họ cải bằng phương pháp hấp chín tới giúp giữ lại hàm lượng dưỡng chất thực vật cao nhất

Tất cả rau họ cải như cải xoăn, cải chíp, bắp cải, súp lơ, củ cải trắng, cải thảo… đều giàu sulforaphane. Tuy nhiên, hàm lượng sulforaphane dồi dào nhất là món rau mầm bông cải xanh. Hàm lượng hợp chất sulforaphane glucosinolate trong rau mầm cung cấp lượng dưỡng chất cao gấp 10-100 lần bông cải. Đây là một lý do bạn nên trồng rau mầm cải tại nhà để sử dụng hàng ngày.

Cách chế biến rau họ cải tốt nhất là ăn sống, hoặc hấp, chần sơ để giữ lại hàm lượng sulforaphane cao nhất. Nhiệt độ cao sẽ phá hủy các enzyme có nhiệm vụ chuyển hóa glucoraphanin thành sulforaphane.

Ăn quá nhiều rau họ cải có thể khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, tuy nhiên khó có thể gây ngộ độc sulforaphane do quá liều. Còn ở dạng thực phẩm chức năng, một vài nghiên cứu cho thấy liều lượng an toàn ở dạng chiết xuất mầm bông cải là 50-400micromol (khoảng 9-71gr). Tốt hơn hết, bạn nên trao đổi với bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra nhu cầu phù hợp với thể trạng. 

 
Quỳnh Trang (Theo Forbes)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất