6 dưỡng chất thực vật tốt cho sức khỏe và kéo dài tuổi thọ

Trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt... rất giàu các dưỡng chất thực vật

Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

Dấu hiệu trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng và cách phòng tránh

Thiếu 5 chất dinh dưỡng này gây nguy hiểm cho tim

Cách cân bằng chất dinh dưỡng đa lượng trong chế độ ăn

Để hiểu về phytonutrient, có thể chia khái niệm “phytonutrient” thành 2 phần, đầu tiên là “nutrient” (dưỡng chất). Chúng là những hóa chất trong môi trường mà chúng ta cần bổ sung vào cơ thể bằng cách ăn các loại thức ăn và nước uống. Các dưỡng chất là thành phần thiết yếu giúp hỗ trợ các phản ứng hóa học trong cơ thể, cần thiết với sự sống của hầu hết các sinh vật sống. “Phyto” là khái niệm xuất phát từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa thực vật. Như vậy, bạn có thể tìm các dưỡng chất thực vật (phytonutrient) trong các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Các dưỡng chất thực vật này mang lại màu sắc, hương vị và kết cấu cho các loại thực vật.

Thực tế, có hàng nghìn dưỡng chất thực vật được biết đến. Trong có 6 loại nổi tiếng nhất gồm flavonoid, carotenoid, polyphenol, phytosterol, phytoestrogen và glucosinolates.

Theo chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Melanie Murphy Richter: "Mỗi dưỡng chất thực vật đều có những lợi ích riêng, bao gồm tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch, chống ung thư, tốt cho sức khỏe tiêu hóa, da và xương”.

Vì vậy, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm nhiều màu sắc để đảm bảo nhận được những dưỡng chất này. Cụ thể:

- Carotenoid: Carotenoid (chất chống oxy hóa mạnh) được tìm thấy trong bí ngô, cà chua, cà rốt và ớt chuông tạo nên màu sắc khác nhau cho các thực phẩm. Những chất chống oxy hóa đầy màu sắc này hỗ trợ sức khỏe của mắt và có thể làm giảm nguy cơ ung thư.

Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Melanie Murphy Richter khuyên: “Bạn hãy ăn những thực phẩm trên còn nguyên vỏ, vì đó là nơi chứa lượng lớn chất chống oxy hóa”.

- Flavonoid: Những thực phẩm giàu flavonoid gồm trái cây họ cam quýt, trà xanh, quả mọng, táo, hành tây và ca cao. Bổ sung các thực phẩm này có thể giúp kiểm soát huyết áp và cholesterol rất có lợi cho tim cũng như sức khỏe tổng thể.

- Glucosinolates: Glucosinolates giúp loại bỏ các chất có hại trong cơ thể để giảm nguy cơ ung thư và kéo dài tuổi thọ. Bên cạnh đó, nó cũng được chứng minh có tác dụng phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm. Glucosinolates được tìm thấy trong các loại rau họ cải, chẳng hạn như bông cải xanh, súp lơ trắng, cải Brussels và cải xoăn.

- Phytoestrogen: Phytoestrogen được tìm thấy trong hạt lanh, đậu phụ, lúa mạch... có tác dụng cân bằng lượng hormone, chúng đặc biệt có lợi với phụ nữ.

- Phytosterol: Phytosterol có trong các loại hạt và cây họ đậu có tác dụng chống lại mức cholesterol không lành mạnh, tốt cho tim mạch. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy, bổ sung 2gr phytosterol mỗi ngày có thể giúp giảm mức cholesterol “xấu” (LDL cholesterol) tới 10%.

- Polyphenol: Các thực phẩm như chocolate đen, quả mọng, lê, nho… chứa nhiều polyphenol - chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp giảm viêm khắp cơ thể. Polyphenol bảo vệ chống lại tổn thương gốc tự do, hỗ trợ sức khỏe não bộ và giúp ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh.

 
Lê Tuyết (Theo New York Post)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp