Thưởng thức matcha thế nào để hấp thụ tối đa dưỡng chất?

Matcha pha cùng sữa là thức uống được nhiều người ưa chuộng

Bất ngờ với một loạt tác dụng của trà xanh với sức khỏe

5 lý do bạn nên uống trà xanh sau khi tập luyện

Uống gì để làm dịu tâm trạng lo âu, căng thẳng?

Những thức trà tốt cho sức khỏe nên thưởng thức hàng ngày

Hàm lượng dinh dưỡng trong matcha nguyên chất

Bột matcha là loại bột mịn được làm từ búp non của cây trà xanh Tencha. Đây được coi là thức uống mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, tạo ra nhiều xu hướng đồ uống mùa Hè như matcha latte (matcha pha với sữa), nước dừa tươi và kem matcha...

Để ra đời thứ bột trà xanh mịn, cây trà xanh phải được che nắng vài tuần, các búp non phải hái bằng tay, sau đó hấp nhanh để ngăn ngừa oxy hóa. Nhờ quy trình sản xuất kỳ công, matcha giữ lại được hương vị và cả các hoạt chất đặc biệt.

Khác với trà xanh được hãm lấy nước và bỏ bã, sử dụng bột matcha đem lại hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Trong đó, matcha chứa nhiều epigallocatechin gallate (EGCG) – một dạng dưỡng chất thực vật thuộc nhóm catechin có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ.

Nghiên cứu cho thấy, catechin hỗ trợ tăng cường trao đổi chất, giảm cân, giảm viêm và đẩy lùi stress oxy hóa. Trong khi đó, stress oxy hóa là “thủ phạm” đằng sau nhiều bệnh lý mạn tính như ung thư, tim mạch, đái tháo đường type 2.

Matcha còn chứa caffeine (tuy hàm lượng thấp hơn cà phê) và acid amino L-theanine. Acid amino này đem lại cảm giác tỉnh táo, tập trung, có thể giúp bạn bắt đầu ngày mới sảng khoái hoặc đẩy lùi mệt mỏi vào buổi chiều.

Thêm sữa vào matcha: Lợi hay hại?

Sữa bò chứa nhiều protein, khi kết hợp cùng matcha làm giảm khả năng hấp thụ chất chống oxy hóa

Sữa bò chứa nhiều protein, khi kết hợp cùng matcha làm giảm khả năng hấp thụ chất chống oxy hóa

Dù tốt cho sức khỏe, matcha nguyên chất có vị đắng mạnh, mùi của cỏ cây nên không phải ai cũng có thể thưởng thức. Vì vậy, cách pha chế phổ biến là thêm sữa, siro, đường… để làm loãng các hoạt chất trong matcha, tạo thành thức uống thơm ngon như matcha latte.

Theo chuyên gia khoa học thực phẩm Bryan Quoc Le – Đại học Pacific Lutheran (Mỹ), khi bạn pha matcha với nước nóng, chỉ khoảng 16-20% catechin được hấp thụ vào máu. Phần còn lại sẽ đi vào hệ tiêu hóa và đem lại những lợi ích sức khỏe riêng.

Tuy nhiên, khi kết hợp matcha với sữa bò, khả năng hấp thụ của catechin giảm khoảng 5%. Nguyên nhân là catechin sẽ gắn kết với protein casein có trong sữa bò, đồng thời ức chế một vài enzyme tiêu hóa tại dạ dày, khiến cơ thể mất nhiều thời gian để phân giải và hấp thu dưỡng chất. Kết hợp sữa với các thức trà chứa ít catechin như trà trắng lại không gây ra tác động tương tự.

Nếu bạn vẫn cần thêm sữa vào món matcha, bạn có thể lựa chọn sữa thực vật như sữa hạnh nhân, sữa yến mạch, sữa dừa… Protein từ thực vật chứa ít thành phần có thể tương tác với catechin trong matcha. Dù cơ thể hấp thu catechin hiệu quả cơn, món matcha latte sử dụng sữa hạt sẽ không cung cấp nhiều protein như khi pha chế với sữa bò.

Cách lựa chọn và pha chế matcha mang lại lợi ích tối đa

Dùng chổi chuyên dụng khi pha chế để khuấy bột matcha tan kỹ hơn

Dùng chổi chuyên dụng khi pha chế để khuấy bột matcha tan kỹ hơn

Người yêu thích matcha và mong muốn pha chế thức uống này tại nhà nên đầu tư mua matcha chất lượng cao, có màu xanh lá cây sáng và mang tiêu chuẩn “ceremonial grade” (tức là matcha hảo hạng được sử dụng trong các nghi lễ trà truyền thống tại Nhật Bản).

Khi pha chế, bột matcha cần được đánh đều tới khi cho kết cấu sánh mịn, không vón cục. Dùng nước có độ nóng vừa phải, không quá 80-85 độ C do nhiệt độ cao sẽ làm hao phí một vài dưỡng chất trong matcha.

Matcha ngon nhất được sản xuất từ các vùng như Uji, Nishio hoặc Kyoto (Nhật Bản). Mỗi ngày, bạn nên dùng 2-4gr bột matcha, pha chế được khoảng 2-4 cốc đồ uống. 

 
Quỳnh Trang (Theo HuffPost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Món ngon - Nhà hàng