Bông cải xanh chứa hợp chất có thể phòng ngừa cục máu đông

Bông cải xanh chứa hợp chất tự nhiên có thể bảo vệ não bộ khỏi đột quỵ

Bông cải xanh - Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu

Bông cải xanh giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột

Gợi ý làm món ăn chống ngán từ rau củ

Cách tẩy giun sán hiệu quả cho trẻ từ những loại rau củ quen thuộc

Bông cải xanh giúp ngăn ngừa cục máu đông

Theo ScienceAlert, nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Sydney (Australia) cho thấy, ngoài tác dụng chống ung thư bông cải xanh còn có thể ngăn ngừa hình thành các cục máu đông – nguyên nhân gây ra đột quỵ.

Kết luận này được rút ra từ chuỗi thí nghiệm trên 23 hoạt chất có trong thực vật nhằm xác định tác động của chúng đối với tiểu cầu trong máu. Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu. Tuy nhiên, dưới điều kiện nhất định, chúng có thể tập kết thành các cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu. Khi xảy ra ở những cơ quan trọng yếu như tim và não, cục máu đông gây ra tổn thương không thể phục hồi, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Nghiên cứu phát hiện, hợp chất sulforaphane (SFN) vốn có trong rau họ Cải như bông cải xanh, súp lơ, mầm cải… có đặc tính nổi trội là chống hình thành cục máu đông. Nhiều bằng chứng khác đã cho thấy SFN còn có tiềm năng chống ung thư và giảm cholesterol.

Hợp chất sulforaphane trong bông cải xanh có khả năng ngăn ngừa hình thành cục máu đông

Hợp chất sulforaphane trong bông cải xanh có khả năng ngăn ngừa hình thành cục máu đông

Ngoài ra, trong các thí nghiệm trên chuột, SFN còn có thể làm tăng hiệu quả khi sử dụng với thuốc làm tan cục máu đông tPA (chất kích hoạt plasminogen mô). tPA có tác dụng bảo vệ não khỏi nguy cơ tổn thương trong 20% trường hợp. Kết hợp với SFN, tỷ lệ thành công lên tới 60%.

Chuyên gia công nghệ y sinh Xuyu Liu – Đại học Sydney nhận định: “Hợp chất có trong bông cải xanh không chỉ giúp cải thiện hiệu quả của thuốc làm tan cục máu đông sau đột quỵ, mà còn có thể dùng để dự phòng cho người bệnh có nguy cơ cao bị đột quỵ.”

Nghiên cứu hiện mới chỉ ở giai đoạn đầu và còn cần thêm nhiều thử nghiệm trực tiếp trên người. Dù vậy, phát hiện này cho thấy SFN trong bông cải xanh có nhiều tiềm năng trong bảo vệ sức khỏe tim mạch.   

Rửa bông cải xanh thế nào để sử dụng an toàn?

Bông cải hay súp lơ xanh thường được trồng ở vùng có khí hậu lạnh, chế biến kiểu hấp, luộc hay xào đều ngon miệng. Giống như nhiều cây họ cải khác, bông cải rất dễ bị sâu bệnh tấn công, khó tránh khỏi nguy cơ có chứa tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật.

Theo báo cáo thường niên năm 2023 của Nhóm Công tác Môi trường Mỹ (EWG), bông cải xanh không nằm trong top 12 rau củ quả chứa nhiều dư lượng thuốc trừ sâu (Dirty Dozen). Dù vậy, loại rau này cũng không góp mặt trong nhóm 15 rau củ quả chứa ít dư lượng thuốc trừ sâu nhất (Clean 15).

Vì lý do trên, người nội trợ nên rửa bông cải xanh sạch sẽ, kỹ càng trước khi chế biến thành những món ăn tốt cho sức khỏe.

Rửa bông cải xanh dưới vòi nước chảy để làm sạch kỹ càng

Rửa bông cải xanh dưới vòi nước chảy để làm sạch kỹ càng

Cách rửa bông cải xanh như sau:

- Cắt bỏ phần cuống của bông, cắt bông cải xanh thành các nhánh nhỏ. Cho vào rổ và xả sạch dưới vòi nước lạnh. Dùng tay chà nhẹ bên ngoài để rửa trôi bụi đất, ký sinh trùng.

- Nếu bạn lo lắng chưa làm sạch bụi bẩn, sâu hại bám trong bông cải, hãy ngâm bông cải trong tô nước sạch 2-4 phút, đảm bảo nước ngập hết các nhánh bông. Sau đó, xả sạch lần nữa dưới vòi nước chảy để làm sạch hoàn toàn.

Các chuyên gia khuyến cáo, không nên dùng bất cứ loại hóa chất nào để rửa rau củ quả. Nhiều loại nông sản tươi có kết cấu xốp rỗng, có thể ngấm các hóa chất này. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho hay, chưa thể đánh giá hiệu quả và độ an toàn của các loại chất tẩy rửa trái cây trên thị trường hiện tại. 

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng