Hai loài cây họ Cúc với tiềm năng kiểm soát đái tháo đường

Ngưu bàng (hoa tím) và bồ công anh (hoa vàng) chứa nhiều hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe

Chia sẻ cách cải thiện ngứa da, tiểu đêm do biến chứng đái tháo đường

Buồn ngủ sau khi ăn có phải triệu chứng đái tháo đường không?

Đái tháo đường: Biến chứng tê cứng khớp tay, tiểu đêm có khỏi được không?

Người bệnh đái tháo đường nên chế biến thức ăn thế nào mới tốt?

Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Thực vật (Plants), các nhà khoa học đến từ Latvia đã phân tích và so sánh các hợp chất sinh học có khả năng chống đái tháo đường trong rễ cây bồ công anh (Taraxacum officinale) và cây ngưu bàng (Arctium lappa). Đây là 2 thảo dược họ Cúc, được ứng dụng trong nền y học cổ truyền của nhiều quốc gia nhờ hàm lượng hợp chất thực vật (phytochemical) dồi dào.

Các nhà nghiên cứu thu thập rễ bồ công anh và ngưu bàng từ 2 vùng nông thôn riêng biệt ở Latvia và xử lý chúng theo các phương pháp tiêu chuẩn. Rễ thảo dược được rửa sạch, phơi khô, nghiền thành bột. Sau đó, bột được chiết xuất bằng 2 phương pháp: Trong dung môi cồn ethanol và sấy thăng hoa.

Chiết xuất rễ ngưu bàng và rễ bồ công anh được phân tích dựa trên các tiêu chí hàm lượng inulin, tannin, tổng hàm lượng phenolic (các hợp chất hóa học có nhiều trong thực vật) và tổng lượng polysaccharide (carbohydrate cao phân tử).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiết xuất rễ ngưu bàng và rễ bồ công anh có hàm lượng inulin dồi dào và không chứa tinh bột. Tổng hàm lượng phenolic trong rễ ngưu bàng cao hơn rõ rệt, đặc biệt khi chiết xuất bằng phương pháp sấy thăng hoa.

Rễ ngưu bàng có nhiều hoạt chống oxy hóa cùng tiềm năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Rễ ngưu bàng có nhiều hoạt chống oxy hóa cùng tiềm năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Chiết xuất rễ bồ công anh có hàm lượng tannin không đáng kể, trong khi rễ ngưu bàng có hàm lượng tuy thấp nhưng vẫn có thể phát hiện ra. Tuy vậy, rễ bồ công anh lại có tổng lượng polysaccharide cao hơn.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đánh giá đặc tính chống oxy hóa và hạ đường huyết của thảo dược dựa trên enzyme α-amylase. Chiết xuất rễ ngưu bàng sấy thăng hoa vượt trội hơn hẳn so với dung dịch chuẩn là Trolox (một chất chống oxy hóa có công thức C14H18O4). Chiết xuất bồ công anh trong cồn ethanol có kết quả kém nhất trong tiêu chí này. Phương pháp sấy thăng hoa cũng cho hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn đáng kể so với chiết xuất bằng cồn ethanol.

Tác dụng hạ đường huyết của các chiết xuất được so sánh với acarbose - thuốc điều trị đái tháo đường type 2 bằng cách ức chế một số enzyme phân hủy thức ăn. Tuy không chiết xuất nào có tác dụng tương đương với IC50 của acarbose (tức nồng độ cần thiết để ức chế 50% hoạt động của enzyme), chiết xuất rễ ngưu bàng sấy thăng hoa có kết quả triển vọng nhất.

Nghiên cứu cũng phát hiện đa dạng các hợp chất thực vật khác như acid amino, alkaloid, acid chlorogenic. Nhưng nhìn chung, rễ ngưu bàng có nhiều hoạt chất đặc biệt hơn so với rễ bồ công anh. Các nhà khoa học đề xuất cần tìm hiểu thêm về tác dụng của 2 thảo dược này, cũng như cách phối hợp với thuốc kiểm soát đái tháo đường hiệu quả.

Đái tháo đường type 2 hiện là gánh nặng bệnh mạn tính phổ biến trên toàn thế giới. Nguy cơ gây bệnh gồm di truyền, chế độ ăn uống kém lành mạnh, lười vận động, dẫn tới tình trạng kháng insulin và các biến chứng do tăng đường huyết.

Thuốc hạ đường huyết phổ biến hiện nay không chỉ đắt đỏ, mà còn đi kèm nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, ngày càng có nhiều người quan tâm tới việc sử dụng thảo dược hỗ trợ kiểm soát đái tháo đường.  

Tham khảo nghiên cứu tại đây: https://www.mdpi.com/2223-7747/13/7/1021

 
Quỳnh Trang (Theo Medical Xpress)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất