Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ

Bệnh lupus ban đỏ là sự "nhầm lẫn" của cơ thể

10 biện pháp tự nhiên giúp giảm triệu chứng lupus (P.2)

10 biện pháp tự nhiên giúp giảm triệu chứng lupus (P.1)

5 điều có thể bạn chưa biết về bệnh lupus

Lupus ban đỏ: "Sự nhầm lẫn" của cơ thể

Thuốc cá thể hóa - hướng tiếp cận mới với bệnh Lupus

Lupus ban đỏ là bệnh mạn tính có thể gây tổn thương hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể như khớp, tim, thận, da,… thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh lupus ban đỏ hiện vẫn chưa được biết chính xác, tuy nhiên, có một số yếu tố liên quan đến căn bệnh này như sau:

Di truyền 

Những người bị lupus ban đỏ thường có các thành viên khác trong gia đình cũng bị bệnh này hoặc các bệnh tự miễn khác.

Môi trường 

Các yếu tố môi trường như tia cực tím, một vài loại thuốc, một số loại virus,... có thể là tác nhân gây nên bệnh lupus ban đỏ. Ngoài ra, những yếu tố bên trong như căng thẳng về thể chất và tinh thần, chấn thương cũng có thể làm bệnh trầm trọng hơn.

Giới tính và hormone

Lupus ban đỏ thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Phụ nữ cũng thường có những triệu chứng trầm trọng hơn vào thai kỳ hoặc chu kỳ kinh nguyệt. Cả hai yếu tố trên đều cho thấy hormone estrogen của nữ giới có thể liên quan đến bệnh.

Các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ

Triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian. Những triệu chứng thường gặp nhất bao gồm:

- Mệt mỏi nặng nề

- Đau hoặc sưng khớp

- Nhức đầu

- Mẩn đỏ trên má và mũi

- Rụng tóc

- Thiếu máu

- Các vấn đề về đông máu

- Hội chứng Raynaud (ngón tay và ngón chân lạnh, tê cóng và rồi biến sắc trắng hay xanh tím)

Các triệu chứng khác tùy thuộc vào từng bộ phận của cơ thể bị bệnh tấn công như hệ tiêu hóa, hệ tim mạch,...

Các triệu chứng của lupus ban đỏ đồng thời cũng là triệu chứng của nhiều bệnh khác, điều này làm cho việc chẩn đoán gặp khó khăn. Nếu có những triệu chứng kể trên, hãy tới gặp bác sỹ để được chẩn đoán chính xác nhất.  

Cách điều trị

Bệnh lupus ban đỏ hiện chưa có thuốc chữa trị dứt điểm, cách điều trị phổ biến là làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của các bác sỹ, người bệnh nên cân nhắc sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như các viên uống có thành phần chính từ cây sói rừng, kết hợp cùng với bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh… giúp giảm đau, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học và duy trì lối sống lành mạnh, tích cực để làm giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Thụy Hà H+

Thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang - Sản phẩm cho người bị lupus ban đỏ, vẩy nến do tự miễn
Lupus ban đỏ và vẩy nến là các biểu hiện tổn thương ngoài da. Người bị lupus ban đỏ và vẩy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh khiến cho công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều.
Người bị vẩy nến và lupus ban đỏ có thể sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như nhàu, thổ phục linh, bạch thược, hoàng bá… giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như: lupus ban đỏ, bệnh vẩy nến… Giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch.
Để đạt hiệu quả, Kim Miễn Khang nên được sử dụng từ 3-6 tháng.
XNQC: 1320/2015/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu