Trẻ về quê ăn Tết bằng xe máy, chuẩn bị thế nào để khỏi bị ốm?

Với sự linh động và tiết kiệm, rất nhiều người quyết định chọn xe máy làm phương tiện để về quê ăn Tết.

Đem “Xuân yêu thương 2023” đến với làng trẻ em SOS Việt Trì

Cho trẻ em đi xem bắn pháo hoa, cha mẹ cần lưu ý những điều gì?

Thời tiết Tết Nguyên đán từ 28 tháng Chạp đến mùng 5 Tết

Bảo quản thực phẩm chế biến sẵn dịp Tết thế nào cho an toàn?

1. Trước khi đi

- Chuẩn bị đồ chống rét

Nên mặc cho trẻ để giữ nhiệt được nhiều tầng: Đầu tiên mặc một lớp quần áo cotton bó sát để giữ ấm (và hút mồ hôi khi nóng). Độn thêm 2 - 3 áo mỏng (vừa cản nhiệt, vừa có thể cởi bỏ dễ dàng). Mặc tiếp áo len giữ ấm, khoác áo ngoài dày (nên mặc áo khoác người lớn để ấm cả chân tay bé).

70% nhiệt lượng cơ thể thoát ra từ vùng mặt, đầu, lòng bàn chân, bàn tay, mỏ ác (thóp) và ngực, do đó cần khăn quàng cổ, đeo khẩu trang che mũi miệng, đội mũ len, đeo bịt tai... bảo vệ. Đi 2-3 lớp tất mỏng, giày ủng cao su chống ướt, bốt lông... để giữ ấm đùi, gan bàn chân.

- Tiêm phòng bệnh mùa đông cho trẻ trước khi về quê.

- Chuẩn bị đầy đủ các thuốc chống cảm lạnh, cúm, sốt, nhức đầu vì thời tiết.

- Mang theo dầu gió, dầu gừng để chống rét kịp thời. Men tiêu hóa và thuốc trị tiêu chảy đề phòng trẻ đau bụng vì lạnh...

2. Khi đi trên đường

Về quê bằng xe máy nên để trẻ ngồi ở giữa bố và mẹ. Nên ấp mặt trẻ vào ngực mẹ cho ấm. Trẻ nhỏ nên dùng bỉm để tránh bị ướt, nhiễm lạnh khi đi vệ sinh. Sau 3-4 giờ cần rửa bằng nước trà ấm, lau khô và đóng bỉm mới tránh hăm.

Dùng chăn, áo rộng ủ ấm cho con, nhưng không nên quấn chặt các loại chăn, áo khăn vì trẻ sẽ khó thở, thậm chí bị ngạt thở, dẫn đến tử vong.

Cho trẻ ngồi giữa khi đi trên đường để tránh gió thốc trực tiếp vào cơ thể.

Cho trẻ ngồi giữa khi đi trên đường để tránh gió thốc trực tiếp vào cơ thể.

Có thể dùng miếng dán tạo nhiệt dán vào lớp quần áo bó (vùng bụng, lưng, đùi), hoặc bít tất ở vùng gan bàn chân. Miếng dán giữ ấm cơ thể 10-15 giờ liên tục, an toàn, dễ sử dụng. Nhưng khi dùng cần thận trọng, nếu thấy nóng quá cần chuyển vị trí miếng dán.

3. Khi đến nơi

- Không cởi quần áo cho trẻ ngay khi tới nơi.

Về tới quê không nên cởi bớt quần áo cho trẻ ngay. Hãy đóng kín các cửa để tránh gió lùa, nhóm lửa sưởi (hoặc dùng máy sưởi) cho trẻ ấm lên rồi hãy cởi bớt đồ cho trẻ. Khi phòng ấm cần sờ lưng trẻ, nếu thấy nhiều mồ thì lau khô, thay áo ngay để tránh bị nhiễm lạnh.

- Không tắm lâu.

Đi đường bụi bẩn nhưng đừng tắm kỹ ngay cho trẻ. Chỉ nên rửa chân, tay, mặt mũi, thay quần áo nhanh và ủ ấm. Có thể dùng máy sưởi nhỏ, hoặc dùng máy sấy tóc để sưởi ấm đầu, cổ, chân tay, mông trẻ sau mỗi lần dùng nước sẽ giúp trẻ sạch và dễ chịu.

- Không nên cho trẻ tắm quá thường xuyên để tránh nhiễm lạnh.

 
Việt An (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ