Bảo quản thực phẩm chế biến sẵn dịp Tết thế nào cho an toàn?

Bảo quản thực phẩm chế biến sẵn đúng cách giúp phòng bệnh đường tiêu hóa ngày Tết

Tiêu chuẩn về nhiệt độ khi chế biến, bảo quản thực phẩm

Lưu ý đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ trong mùa lạnh

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khi thời tiết chuyển mùa

Lưu ý khi ăn dưa muối chua

Bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng và bánh tét đã trở thành món ăn truyền thống ngày Tết. Nhiều người cho rằng bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh sẽ dễ bị lại gạo (cứng). Tuy nhiên, nếu thời tiết nóng thì có thể bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần còn lại thì dùng màng che thực phẩm bao kín.

Lưu ý khi lấy bánh trong tủ lạnh ra cần luộc, hấp lại, hạn chế rán vì nhiều chất béo. Không nên ăn bánh chưng mốc trắng, lên men mùi chua, vì lúc này bánh đã sinh ra độc tố aflatoxin, tích tụ dần có thể là tác nhân gây ung thư gan và các bệnh khác.

Giò chả

Các loại giò chả có cách bảo quản khá giống nhau ở nhiệt độ thường dưới 25 độ C. Khi bảo quản đúng cách giò sẽ giữ được 4-6 ngày nếu để ngăn mát, thậm chí giữ được khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá (nếu bạn đã lỡ mua quá nhiều).

Giò lụa lấy ra khỏi ngăn đông, để ở nhiệt độ phòng khoảng 4 giờ hoặc chuyển vào ngăn mát trước khi sử dụng 8 giờ. Nếu muốn rã đông giò nhanh thì bọc giò lụa vào bọc nilon, ngâm vào nước lạnh khoảng 1 giờ. Giò tai, giò xào do đặc điểm về sự kết dính nên phải bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Thịt đông

Bảo quản thịt đông bằng cách chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Việc này vừa giúp món thịt đông giữ được lâu hơn vừa giữ được hương vị đặc trưng của món ăn.

Dưa hành muối

Dưa hành muối là món ăn chống ngán ngày Tết được nhiều gia đình lựa chọn. Dưa hành muối nên bảo quản ở nơi thoáng mát, khi ăn dùng đũa sạch gắp dưa hành ra, rửa qua bằng nước sôi để nguội hoặc nước muối pha loãng, sau đó bóc vỏ ngoài, lấy phần dưa hành trắng nõn để ăn.

Một số lưu ý khác

Các món rau chỉ nên ăn hết trong bữa

Các món rau chỉ nên ăn hết trong bữa

Rau nấu chín còn thừa

Ăn các món rau nấu chín để qua đêm có được không là băn khoăn của nhiều người. Các món rau nấu chín khi ăn không hết thường được bảo quản trong tủ lạnh, tuy nhiên hàm lượng nitrat có trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrit – chất gây ung thư, cho dù là bạn có đun lại đi chăng nữa cũng không thể khử được. Vì vậy không nên ăn các món rau đã để qua đêm.

Bảo quản thức ăn thừa 

Những thức ăn còn dư thừa sau bữa ăn nên đun nóng lại, để nguội rồi mới bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Không để thức ăn còn nóng vào tủ lạnh. Thức ăn được lấy ra ở trong tủ lạnh chỉ sử dụng một lần cho bữa sau và nếu còn không để lại bữa sau, thức ăn để lâu nhất là 5-6 giờ. Thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, để lâu trong tủ lạnh vẫn sinh ra độc tố, đun lại thức ăn có thể bị tiêu diệt nhưng độc tố vẫn còn.

Nhấn mạnh vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm ngày Tết, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong (Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế) khuyến cáo người dân không biến tủ lạnh thành kho lưu trữ thực phẩm lâu dài. Hiện nay thị trường rất đa dạng, phong phú vào ngày mùng 1, 2 Tết các cơ sở kinh doanh đã có thực phẩm tươi sống để bán nên không nhất thiết tích trữ thực phẩm.

 
Nguyễn Thanh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng