Khó khăn khi điều trị viêm phổi ở người già

Triệu chứng viêm phổi ở người cao tuổi thường không rõ ràng

Những sai lầm phổ biến mắc phải khi chăm sóc người già bị viêm phổi

Viêm phổi ở người già: Dấu hiệu cần đi khám ngay

Đẩy lùi viêm phổi bằng thực phẩm

Người già bảo vệ phổi trong mùa Đông bằng cách nào?

Khó nhận biết ở giai đoạn đầu

Viêm phổi ở người cao tuổi có đặc điểm là âm thầm không rầm rộ. Người bệnh chỉ sốt nhẹ, ho ít, nhẹ, khạc đờm không nhiều; Thở nhanh, thở gấp hơn bình thường; Đau tức ngực nhất là khi thở sâu hay ho. Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, ra nhiều mồ hôi, da tái nhợt, ăn không ngon miệng, mệt mỏi. Đặc biệt là ở người cao tuổi, khi bị viêm phổi thường xuất hiện tình trạng tinh thần suy giảm một cách bất thường có thể lú lẫn, rối loạn tâm thần

Với những biểu hiện không rõ ràng và khác biệt như vậy, việc chẩn đoán viêm phổi ở người cao tuổi gặp nhiều khó khăn. Vì vậy khi khám xét nghiệm lâm sàng, bác sỹ phải cẩn thận, sau đó phải chụp phim để phát hiện tổn thương ở phổi, tiếp theo là xác định nguyên nhân gây bệnh bằng cấy đờm. Ở một số trường hợp người bệnh không ho, khạc đờm được mà phải lấy đờm hoặc dịch tiết phế quản bằng nội soi phế quản… như thế sẽ đạt kết quả tốt hơn.

Việc chẩn đoán viêm phổi ở người cao tuổi thường gặp nhiều khó khăn

Viêm phổi để lại nhiều biến chứng

Do các triệu chứng của bệnh viêm phổi tiến triển rất âm thầm ở giai đoạn đầu nên người cao tuổi thường chủ quan khiến bệnh nặng hơn và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: 

Biến chứng tại phổi: Bệnh có thể lan rộng ra hai hoặc nhiều thùy phổi, bệnh nhân khó thở nhiều hơn, tím môi, mạch nhanh. Xẹp một thùy phổi do cục đờm đặc quánh gây tắc phế quản. Áp xe phổi: Sốt dai dẳng, khạc nhiều đờm có mủ. Tràn mủ màng phổi: Người bệnh sốt dai dẳng, chọc dò màng phổi có mủ.

Biến chứng tại tim: Nếu người bệnh không được điều trị hoặc điều trị không đúng thì có thể dẫn đến viêm màng ngoài tim: Triệu chứng đau vùng trước tim, nghe có tiếng cọ màng tim, thường là viêm màng tim có mủ...

Viêm phổi thường gắn liền với trầm cảm

Theo Tiến sĩ Theodore Iwashyna - Trợ lý Giáo sư Nội khoa tại Đại học Michigan cho biết “Viêm phổi rõ ràng không chỉ là một vấn đề đe dọa đối với cuộc sống, mà còn thay đổi cuộc sống một cách sâu sắc. Bệnh nhân nhập viện do viêm phổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn khoảng 2 lần so với những người bình thường". 

 Trầm cảm là một bệnh xuất hiện khi mất cân bằng hóa chất trong não, xuất phát từ những buồn phiền trong cuộc sống thường ngày. Người bị viêm phổi thường xuyên trải qua cảm giác trầm cảm hay lo âu sẽ làm tăng nguy cơ các đợt cấp. Việc phát hiện sớm bệnh trầm cảm ở người cao tuổi sẽ giúp việc điều trị viêm phổi ở người cao tuổi hiệu quả hơn.

Người cao tuổi bị viêm phổi thường trải qua cảm giác lo âu

Bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi nên tới trung tâm y tế khi có bất cứ triệu chứng nào dưới đây:

- Cảm giác tuyệt vọng và bất lực

- Tăng cân hoặc giảm cân

- Mất sự thích thú hoặc quan tâm đến xung quanh

- Mệt mỏi

Chi phí điều trị viêm phổi lớn

Chi phí điều trị viêm phổi ở người cao tuổi thường khá cao. Hàng năm tại Mỹ có khoảng 4 triệu trường hợp viêm phổi ở người lớn, trong đó khoảng 20% các bệnh nhân phải nhập viện; Tỷ lệ tử vong với bệnh nhân ngoại trú từ 1 - 5%, với bệnh nhân nằm điều trị nội trú thì tỷ lệ tử vong là 15 - 30%, chi phí điều trị viêm phổi hàng năm khoảng 9,7 tỷ đô la.

Điều trị khó khăn hơn người trẻ                          

Việc điều trị viêm phổi ở người cao tuổi gặp nhiều khó khăn hơn ở người trẻ vì nhiều lý do:

- Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh: Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim... nên hằng ngày vẫn dùng đều đặn nhiều thứ thuốc, đôi khi sự tương tác giữa các thuốc làm giảm hiệu quả và gây ra tác dụng phụ.

- Cấu trúc và chức năng đường hô hấp của người già bị suy giảm do quá trình lão hóa nên sự đáp ứng với thuốc cũng kém đi.

Đối với người cao tuổi mắc viêm phổi, việc điều trị dùng thuốc rất khó khăn, vì bác sỹ phải theo dõi và điều trị kháng sinh cho phù hợp bởi viêm phổi có thể gặp nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Những trường hợp không nặng, người cao tuổi có thể dùng các nhóm kháng sinh như: Macrolid (azithromycin, clarithromycin…) hoặc nhóm cephalosporin. Những trường hợp nặng hơn, người bệnh cần phải được dùng các loại kháng sinh có hiệu lực mạnh, phổ rộng như: Rocephin, vancomycin, amikacin…

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp