người cao tuổi" src="https://suckhoecong.vn/Images/Uploaded/Share/2013/11/05/Benh-tram-cam-o-nguoi-cao-tuoi_1.jpg" style="width: 350px; height: auto; display: inline; margin: 0px auto;">
1. Bệnh trầm cảm là gì ?
Trầm cảm là căn bệnh thời hiện đại, ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần, gây rối loạn về nhận thức và trí nhớ, ức chế hoặc kích thích tăng vận động. Bệnh có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. Nếu không được điều trị kịp sẽ gây sa sút tâm thần, mất khả năng định hướng về không gian và thời gian, khả năng tự quản lí cuộc sống và khả năng làm việc độc lập bị suy giảm. Cần phân biệt giữa nỗi buồn thoảng qua với căn bệnh trầm cảm. Người mắc bệnh thường có cảm giác trầm lắng, buồn chán, trống trải kéo dài (ít nhất 2 tuần). Khi thấy xuất hiện tình trạng này, nên đi khám chữa kịp thời.
2. Dấu hiệu mắc bệnh
a. Biểu hiện tinh thần
- Buồn chán kéo dài nhiều ngày;
- Luôn có những suy nghĩ tiêu cực;
- Bồn chồn, khó chịu;
- Giảm sự quan tâm thích thú đến các hoạt động thường ngày mà trước đây vẫn hứng thú;
- Giảm trí nhớ, thiếu sự tập trung, không có khả năng phán đoán và ra quyết định
- Xuất hiện ảo giác, mơ mộng;
- Luôn cảm thấy mình có lỗi hoặc xấu hổ;
- Thất vọng, buồn chán và hoang tưởng;
- Luôn có suy nghĩ cho rằng bản thân là vô dụng, tự giày vò cho mình là có lỗi
- Ít vận động và di chuyển;
- Suy nghĩ nhiều về cái chết hoặc duy trì ý nghĩ quyên sinh, thậm chí còn có kế hoạch cụ thể cho việc này.
b. Biểu hiện về thể chất
- Ăn uống thất thường, lúc ngon miệng lúc chán ăn;
- Tăng hoặc giảm trọng lượng cơ thể;
- Mất hứng thú trong quan hệ tình dục;
- Mệt mỏi, uể oải;
- Xuất hiện các vấn đề về giấc ngủ, ngủ quá nhiều hoặc quá ít, luôn gặp khó khăn về giấc ngủ, thức dậy quá sớm;
- Táo bón;
- Đau đầu nhưng sử dụng thuốc lại không khỏi.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm ở người già rất đa dạng, trong đó có lí do người bệnh trải qua những nỗi sợ kinh hoàng như bị mất mát người thân, tai nạn thương tâm, hoặc do những yếu tố kết hợp như tâm thần, môi trường và di truyền. Riêng người già, nếu vợ hoặc chồng qua đời đột ngột cũng là yếu tố làm tăng bệnh. Các nguyên nhân cấu thành sau đây được xem là tiềm ẩn:
- Giới tính: Phụ nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với nam giới;
- Di truyền: Đây là căn bệnh mang tính di truyền, nhưng không nhất thiết cha mẹ mắc bệnh thì con cái mắc bệnh, mà do có thành viên trong gia đình thuộc đời trước đó. Hiểu được nguyên nhân, người ta sẽ biết cách phòng tránh và chữa trị hữu hiệu.
- Tính cách con người;
- Môi trường gia đình: Rất đa dạng, có thể do sự mất người thân, như bố mẹ, con cái chết đột ngột hoặc các thành viên gia đình bị lạm dụng tình dục v.v…
- Những người mắc bệnh lâu dài: Nhóm người này thường bị mất độc lập, phải sống phụ thuộc vào những người xung quanh.
4. Rủi ro mắc bệnh trầm cảm ở nhóm người cao tuổi
- Mãn kinh: Rất nhiều trường hợp phụ nữ khi mãn kinh, kể cả ở nhóm trung tuổi cũng dễ mắc bệnh trầm cảm. Lí do, hoóc-môn thay đổi làm tăng bệnh. Ngoài ra, nếu kết hợp với những nguyên nhân khác thì khả năng mắc bệnh lại càng cao. Ví dụ như con cái ra ở riêng, xa nhà hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống, trắc trở trong tình duyên.
- Những thay đổi bất thường: Khi tuổi cao, con người thường gặp nhiều thay đổi bất thường làm cho cơ thể khó thích nghi. Ví dụ con cái ở xa, đi ở cùng con cái, đôi khi cảm thấy bản thân không còn vai trò quan trọng như trong gia đình, tự nhiên mất việc, thu nhập giảm, vợ chồng sống li thân vv…
- Do bệnh tật : Đây là một trong số những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm ở người già: Mắc bệnh loãng xương, gẫy xương phải sống lệ thuộc, hoặc mất chỗ dựa cho con cái v.v…, cũng có trường hợp khỏe mạnh nhưng phải tận mắt chứng kiến nỗi khổ của người thân như mắc bệnh nan y, bị mất việc làm, bị tai nạn thương tâm v.v… Đây là những yếu tố làm tăng áp lực, dễ gây bệnh.
5. Cách điều trị
Trước tiên, những người mắc bệnh cần phải được tư vấn, khám bác sĩ, nhất là khi xuất hiện những biểu hiện như đề cập ở trên trong thời gian kéo dài. Khi đã biết rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp điều trị:
- Sử dụng thuốc chống trầm cảm;
- Sử dụng liệu pháp tâm thần như liệu pháp nhận thức, cư xử;
- Thành lập các nhóm hỗ trợ: Gặp gỡ những người mắc bệnh đã qua điều trị nay đã đỡ hoặc đã khỏi để trao đổi kinh nghiệm;
- Quản lí stress: Nếu mắc bệnh do stress hoặc áp lực thì nên áp dụng liệu pháp này như áp dụng lối sống khoa học, không nên sử dụng rượu, bia, các chất kích thích, tăng cường luyện tập dưỡng sinh, mát-xa hoặc áp dụng liệu pháp thư dãn.
- Sử dụng liệu pháp điều trị hỗ trợ, ví dụ như liệu pháp châm cứu, liệu pháp đồng căn (homeopathy).
Bình luận của bạn