Người mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp không nên bơi lội
Những bài tập thể dục tốt cho sức khỏe tim mạch
Phụ nữ bị tăng huyết áp trong thai kỳ dễ mắc bệnh tim mạch sau sinh
Ăn 2 thìa muối/ngày cũng dễ bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch
Những người bị rối loạn nhịp tim nhanh nên bổ sung vitamin gì?
Người mắc bệnh hen phế quản (suyễn), khi tiếp xúc với nguồn nước lạnh, bệnh nhân hen rất dễ bị lên cơn khò khè, khó thở, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.
Người bị bệnh tăng huyết áp, tim mạch, cũng không nên tự ý đi bơi. Nếu có đi bơi, cần sự chỉ định và giám sát chặt chẽ của người có chuyên môn. Theo các bác sĩ chuyên khoa về tim mạch, những người bệnh tăng huyết áp khi bơi, nước lạnh sẽ có thể làm co mạch ngoại vi đột ngột và gây tăng huyết áp. Nếu lượng vận động khi bơi quá lớn, máu cung cấp đến các bộ phận trong cơ thể không đủ, sẽ xuất hiện trạng thái thiếu máu cục bộ, co mạch và các hiện tượng khác, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột tử.
Nước lạnh có thể làm co mạch ngoại vi đột ngột, gây tăng huyết áp
Người mắc các bệnh đường hô hấp mãn tính như viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn… khi đi bơi sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.
Những người đang bị cảm cúm, những người đang bị cảm cúm cũng không nên đi bơi vì người đang bị cúm đi bơi sẽ phải tiếp xúc với nước sẽ làm cho bệnh có nguy cơ nặng thêm.
Phụ nữ đến ngày "đèn đỏ". Dù băng vệ sinh dạng nút có thể giúp bạn tự do bơi lội dưới nước nhưng vẫn không thể ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn tới âm đạo. Đặc biệt, với những ngày này, cổ tử cung phải mở hơn. Vì thế, dù có muốn bơi lội thế nào đi nữa, chị em cũng nên chờ tới ngày “bình thường” để âm đạo sạch sẽ hơn.
Phụ nữ đang bị viêm âm đạo. Những địa điểm bơi lội công cộng như hồ bơi hay bãi biển có chứa rất nhiều vi khuẩn, vi trùng, nấm do chất thải từ môi trường và cơ thể người tiết ra. Việc ngâm mình trong nước trong thời gian dài không chỉ tạo điều kiện cho các vi khuẩn thâm nhập vùng kín mà còn khiến độ pH bên trong âm đạo bị thay đổi.
Bình luận của bạn