Các cách chữa lẹo mắt tại nhà hiệu quả

Bị lên lẹo mí mắt sẽ thường sưng đỏ rất khó chịu

Vì sao bị bọng mắt, khắc phục như thế nào?

7 bài tập giúp giảm mỏi mắt do nhìn lâu vào một điểm

Ngộ độc nấm: Hiểm họa từ những loại nấm đẹp, bắt mắt

Lẹo mắt là gì?
Lẹo mắt là hội chứng viêm nhiễm cấp tính do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi. Mí mắt của bạn có rất nhiều tuyến dầu nhỏ, đặc biệt là xung quanh lông mi. Da chết, bụi bẩn hoặc dầu tích tụ có thể làm tắc nghẽn những lỗ nhỏ này. Vi khuẩn có thể phát triển bên trong và gây ra mụn giống như mụn nhọt ở mi mắt, Triệu chứng của mắt khi mọc lẹo:Lẹo mắt thường xuất hiện dưới dạng nốt mụn đỏ ở mi mắt khiến mi mắt sưng đỏ, đau, ngứa, nhạy cảm với ánh sáng, khó chịu khi nháy mắt, cảm giác cộm như có bụi trong mắt, thường xuyên chảy nước mắt. Theo tiến sĩ Michele Green, bác sĩ da liễu tại New York cho biết: “Lẹo mắt thường sẽ tự khỏi sau khoảng 7 đến 10 ngày”.

Nếu vùng mi mắt bị sưng của bạn không đau, có thể mắt bạn bị chắp. Chắp và lẹo có cách chữa trị khá giống nhau. Tuy nhiên, mắt bị chắp sẽ mất nhiều thời gian để lành hơn.

Một số cách để chữa lẹo mắt tại nhà

Chườm ấm
Chườm ấm là cách chữa lẹo mắt rất hiệu quả bởi hơi ấm sẽ cải thiện tình trạng viêm và tắc nghẽn ở tuyến dầu trên mí mắt. Đầu tiên, bạn cần làm ướt một chiếc khăn sạch bằng nước ấm. Không sử dụng nước quá nóng để tránh vùng mọc lẹo bị tổn thương nặng hơn. Tiếp theo, vắt khăn để khăn có độ ẩm vừa đủ và nhẹ nhàng đắp khăn lên mắt.Mỗi ngày, bạn có thể đắp khăn 3-4 lần, mỗi lần 5-10 phút.

Vệ sinh mi mắt
Tiến sĩ Michele Green khuyến cáo bạn không nên sử dụng các hóa chất tổng hợp có tác dụng mạnh để vệ sinh vùng mắt. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm ít và không gây kích ứng. Bà cho biết thêm: “Vùng da quanh mắt mỏng hơn những vùng còn lại của da mặt. Bởi vậy, bạn cần hết sức cẩn thận khi chọn lựa sản phẩm dùng cho mắt.”

Bạn có thể sử dụng nước muối loãng để vệ sinh mắt. Dùng tăm bông hoặc khăn sạch để nhẹ nhàng lau vùng bị viêm. Vệ sinh mắt mỗi ngày cho tới khi hết lẹo mắt. Ngoài công dụng làm sạch, thường xuyên vệ sinh mắt còn có thể ngăn ngừa lẹo mắt tái phát.

Sử dụng túi trà

Túi trà đen có thể giúp bạn giảm sưng, viêm nhanh chóng

Túi trà đen có thể giúp bạn giảm sưng, viêm nhanh chóng

Chườm mắt bằng túi trà ấm cũng là một cách chữa lẹo mắt hiệu quả. Bạn nên sử dụng loại trà đen để có thể giảm sưng và kháng khuẩn tốt hơn. Cho túi trà vào nước nóng. Sau đó, lấy túi trà ra và để nguội bớt trong khoảng 1 phút. Khi túi trà vừa đủ ấm, đắp túi trà lên mắt. Mỗi bên mắt nên sử dụng một túi trà riêng để tránh lây nhiễm vi khuẩn. Mỗi ngày nên đắp túi trà 2 lần, mỗi lần khoảng 5-10 phút. Chất tannin trong trà giúp làm co mạch máu, giảm sưng viêm nhanh chóng.

Sử dụng thuốc không kê đơn
Bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ cũng như theo hướng dẫn sử dụng thuốc trên bao bì để tránh dùng sai cách, quá liều gây tác dụng ngược.

Tránh trang điểm và đeo kính áp tròng
Khi mọc lẹo mắt, bạn không nên trang điểm gần vùng mắt bị sưng. Việc trang điểm có thể khiến mắt bị kích ứng nặng và lâu khỏi hơn. Dụng cụ trang điểm cũng có thể gây lây nhiễm vi khuẩn lẹo sang bên mắt còn lại của bạn. Chú ý thường xuyên vệ sinh dụng cụ trang điểm.Nếu cần sử dụng kính, bạn nên thay kính áp tròng bằng kính có gọng để tránh kính áp tròng bị nhiễm và lây lan vi khuẩn. Sau khi lẹo mắt lành, bạn nên thay kính áp tròng mới để tránh bị tái nhiễm hoặc sử dụng dung dịch khử trùng riêng cho mắt kính.

Bôi thuốc mỡ kháng sinh
Thuốc mỡ kháng sinh sau đây là một biện pháp chữa lẹo mắt hữu hiệu như:
Chlortetracycline
Chloramphenicol
Neomycin
Oxytetracycline
Polymyxin B
Tobramycin

Mát xa vùng quanh mắt
Đầu tiên, bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ để tránh mắt bị nhiễm trùng nặng hơn. Sau đó, dùng tay nhẹ nhàng mát xa nhẹ nhàng sát vùng bị lẹo. Việc mát xa có thể giúp mủ và các chất nhầy chảy ra ngoài mà không cần phải chích, nạo. Sau khi mủ và các chất nhầy chảy ra, vệ sinh mắt và tránh chạm vào vùng lẹo. Dừng việc mát xa nếu bạn cảm thấy đau.

Lưu ý: Bạn có thể điều trị lẹo mắt bằng các mẹo đơn giản tại nhà và thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, nếu quá thời gian 7-10 ngày mà tình trạng lẹo mắt không cải thiện và có xu hướng nặng hơn thì bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

 
Thanh Hậu (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt