5 lợi ích tuyệt vời của cây sả giúp da đẹp, dáng xinh

Sả là một loại gia vị thông dụng và có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe

Siêu thực phẩm giúp hạ cholesterol, tăng cường tiêu hóa, giảm cân nhanh

5 cách làm sáng da, mượt tóc với đu đủ

Sả đã được sử dụng tại Ấn Độ từ xa xưa và là vị thuốc được ưa chuộng trong phương pháp Ayurveda, một hệ thống y học Hindu truyền thống của người Ấn Độ. Sả giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho hệ hô hấp và được sử dụng nhiều trong thời kỳ đại dịch COVID-19 vừa qua. Dưới đây là một số lợi ích về sức khoẻ khác mà cây sả đem lại.

Tốt cho hệ tiêu hoá
Sả có vị cay, tính ấm và chứa một số chất có lợi trong việc điều trị các vấn đề về tiêu hóa. Các món trà làm từ cây sả và tinh dầu sả còn có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa kém như táo bón, đầy hơi hoặc thậm chí là khó tiêu. Sả có chứa một nguyên tố gọi là citral, có đặc tính chống viêm và vô cùng hữu ích trong điều trị các bệnh về dạ dày như ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày, co thắt ruột.

Cải thiện tình trạng thiếu máu
Một nghiên cứu cho thấy uống một tách trà sả mỗi ngày trong vòng một tháng có thể giúp tăng nồng độ huyết sắc tố và tăng các tế bào hồng cầu trong cơ thể bạn. Điều này là do sả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bao gồm acid folic, đồng, thiamine, sắt và kẽm. Bạn có thể thay thế trà thông thường bằng trà sả cho đồ uống hằng ngày vì nó không chứa tanin và caffeine, đồng thời còn giúp bạn tránh tình trạng thiếu máu.

Hỗ trợ giảm cân, lợi tiểu
Sả có khả năng cắt giảm lượng calo trong món ăn. Sả có đặc tính nóng đốt cháy mỡ thừa, làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp máu lưu thông tốt hơn, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, từ đó làm giảm lượng mỡ tích tụ trong cơ thể bạn. Bên cạnh đó, sả cũng có tác dụng lợi tiểu tự nhiên, giúp bạn giảm lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể.

Sả có tác dụng hỗ trợ giảm cân nhờ những đặc tính riêng

Sả có tác dụng hỗ trợ giảm cân nhờ những đặc tính riêng

Giúp hạ huyết áp
Sả có hàm lượng kali cao, giúp kiểm soát mức huyết áp một cách hoàn hảo. Một chế độ ăn nhiều natri (muối) là nguyên nhân gây ra huyết áp cao. Nồng độ kali có trong sả sẽ giúp giảm lượng natri thông qua đường nước tiểu, giúp hỗ trợ tuần hoàn và thúc đẩy lưu thông máu. Uống một cốc nước sả sẽ giúp làm giảm huyết áp. Đồng thời, sả cũng giúp thanh lọc gan của bạn nhờ công dụng bài tiết, đào thải, hạn chế hấp thu các thành phần lipid có trong thức ăn.

Giúp đẹp da, tóc chắc khoẻ 
Cây sả có đặc tính kháng khuẩn cũng như chống nấm, chống viêm, giúp làm sạch làn da của bạn. Bạn có thể trộn một vài giọt tinh dầu sả với một loại dầu nền như dầu dừa hoặc dầu ô liu rồi massage nhẹ nhàng lên da. Cách này giúp tăng cường lưu thông máu, góp phần cải thiện các vấn đề về da, loại bỏ vi khuẩn và nấm. Sả khi dùng để tẩy rửa hoặc đắp lên da cũng có tác dụng chống lại nhiều loại bệnh nhiễm trùng da hoặc các vết loét bị nhiễm trùng. Bạn có thể chữa bệnh nấm da với sả bằng cách ngâm chân trong bồn nước (với tỷ lệ 3 giọt dầu sả và 2–3 lít nước ấm) trong vòng 20 phút. Những công dụng của sả còn là cải thiện chất lượng da, giảm mụn trứng cá, mụn nhọt, đặc biệt làm săn chắc các cơ và mô trong cơ thể.

Bạn cũng có thể sử dụng loại dầu này cho tóc để phục hồi các nang tóc và làm dịu các loại kích ứng, đồng thời giảm tóc hư tổn.

Như vậy, có thể thấy, sả không chỉ là một loại gia vị thơm ngon mà còn có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý sử dụng sả đúng cách để chúng có thể phát huy tác dụng tối đa và đem lại hiệu quả cao cho sức khỏe.

 
Minh Anh
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng