Suy giảm testosterone, nhận biết cách nào?

Khả năng tình dục của nam giới phụ thuộc vào testosterone

Bật mí bí quyết cải thiện ham muốn nữ

Video: Đưa nàng "lên đỉnh" cho cuộc yêu thêm vui

Mất trinh có đau không?

Làm thế nào để thăng hoa và thỏa mãn ngay lần đầu quan hệ?

Không còn quan tâm tới “chuyện ấy”: Testosterone là hormone sinh dục nam. Chức năng chính của testosterone là thúc đẩy ham muốn và chức năng tình dục. Suy giảm testosterone là nguyên nhân chính làm cho ham muốn của bạn đi xuống đáng kể.

Kém cương dương và xuất tinh sớm: Cương cứng không đủ để quan hệ tình dục là một trong những dấu hiệu của testosterone suy giảm, bởi chúng kích thích các thụ thể trong não bộ để sản xuất ocid nitric chịu trách nhiệm cho quá trình cương dương.

Lượng tinh dịch giảm: Để có thể sản xuất ra tinh dịch, cơ thể cần đầy đủ testosterone. Một nam giới bình thường testosterone trong máu cần dao động khoảng 300 - 1000 ng/dL.

Rụng tóc: Testosterone chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng tóc. Vì vậy, rụng tóc có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy nồng độ testosterone đang thay đổi.

Giảm khối lượng cơ bắp: Trên thực tế, hormone này kích thích sự tăng trưởng khối lượng cơ bắp và làm tiêu mỡ cơ thể. Nếu bạn thất bại trong việc đạt được mục tiêu thể lực thì khả năng lớn thủ phạm là do testosterone.

Béo phì: Suy giảm testosterone cũng là lý do gây ra béo bụng và hội chứng chuyển hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mức độ thấp của testosterone khiến cơ thể có xu hướng lưu trữ chất béo nhiều hơn, từ đó dẫn đến béo phì và các bệnh về tim mạch.

Giảm mật độ xương: Testosterone quyết định tới sức mạnh và mật độ của xương nên đàn ông cũng có thể bị loãng xương nếu thiếu nó.

Trầm cảm: Testosterone thấp không trực tiếp gây ra trầm cảm nhưng thiếu ham muốn tình dục, béo phì, bất lực do suy giảm testosterone có thể tác động lớn tới tâm lý và gây ra trầm cảm ở phái mạnh.

Nếu bạn bị bất kỳ các điều kiện nêu trên, tốt nhất nên dành thời gian đi khám bác sỹ. Xét nghiệm máu đơn giản sẽ giúp bạn có đang bị suy giảm testosterone hay không. Sau đó, tùy thuộc vào tình trạng hiện tại mà quá trình điều trị có thể bao gồm thuốc, liệu pháp hormone, hoặc đơn giản là thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm chức năng giúp tăng tiết testosterone.

M. Hiếu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sung mãn