Mất ngủ sau sinh: 4 nguyên nhân và 8 giải pháp khắc phục

Mất ngủ sau sinh có thể gây trầm cảm, tổn hại sức khỏe

6 cách đơn giản đối phó với chứng mất ngủ sau sinh

Bị mất ngủ thường xuyên: Đừng quên 3 dưỡng chất này!

6 điều cần lưu ý trước khi uống thuốc ngủ

Lạc tiên tây - Dược liệu có khả năng điều trị chứng mất ngủ

Mất ngủ sau sinh có phải là hiện tượng bình thường? 

Tình trạng mất ngủ sau sinh khá phổ biến. Nhưng nếu bạn bị mất ngủ sau sinh trong một thời gian dài, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ. Điều trị các vấn đề về giấc ngủ càng sớm càng tốt, bởi sẽ làm giảm nguy cơ mắc thêm nhiều vấn đề sức khỏe, như trầm cảm và tăng huyết áp. 

Mất ngủ sau sinh thường kèm theo các triệu chứng trầm cảm sau sinh. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: Tâm trạng lâng lâng, cực kỳ khó chịu, buồn bã, lo lắng... 

Nguyên nhân nào gây mất ngủ sau sinh?

Biến động về nội tiết tố sau khi sinh

Sự thay đổi lớn về nội tiết tố sau khi sinh sẽ gây khó chịu, khó ngủ. Nồng độ estrogen thấp dẫn đến rối loạn giấc ngủ có liên quan đến trầm cảm. 

Đổ mồ hôi ban đêm 

Sau khi sinh, một số hormone nhất định trong cơ thể sẽ cố gắng loại bỏ các chất lỏng đã hỗ trợ cơ thể trong khi mang thai. Điều này dẫn đến đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm, gây khó chịu và mất ngủ. 

Mất ngủ sau sinh có thể do đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm

Rối loạn tâm trạng sau sinh 

Sau khi sinh con, bạn sẽ trải qua các cung bậc cảm xúc khác nhau. Có thể là lo lắng, trầm cảm, căng thẳng, thậm chí rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tất cả những điều này đều gây mất ngủ, khó ngủ.

Cho bé ăn 

Rối loạn giấc ngủ khá phổ biến trong vài tuần đầu sau sinh. Điều này là do bạn phải thức dậy để cho trẻ ăn, sau đó có thể không ngủ lại được. 

Tùy thuộc và nguyên nhân, mất ngủ sau sinh có thể kéo dài đến vài tháng sau khi sinh. 

Điều trị mất ngủ sau sinh thế nào? 

Mất ngủ sau sinh không thể điều trị nhanh chóng. Nhưng dưới đây là một số cách có thể giúp bạn:

Ngủ khi bé ngủ

Hãy thử nghỉ ngơi bất cứ khi nào con bạn ngủ, thay vì làm việc nhà.

Đi ngủ sớm 

Đi ngủ càng sớm càng tốt. Nếu bạn không thể ngủ được, hãy tắm trong bồn tắm nước nóng, đọc sách, uống trà thảo dược để làm dịu tâm trí và giúp ngủ ngơn hơn. 

Nhờ người nhà chăm sóc bé

Nhờ chồng thay tã và mặc quần áo cho bé vào buổi sáng. Nếu bạn đang cho bé bú bình, bạn cũng có thể nhờ chồng hoặc người nhà cho bé ăn.

Nắm được giờ giấc ngủ của bé

Ban đầu, trẻ sơ sinh thức dậy nhiều lần vào ban đêm. Nhưng khi trẻ lớn lên, trẻ sẽ ngủ giấc đêm dài hơn. Nắm được mô hình, giờ giấc ngủ của trẻ có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. 

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng làm cho bạn mệt mỏi, khó ngủ hơn. Cố gắng đừng lo lắng hoặc căng thẳng về mọi thứ. Bạn có thể thử những cách làm giảm stress như ngồi thiền, đi bộ, nghe nhạc êm dịu. 

Kiểm tra lượng caffeine

Nếu bạn không thể bỏ được caffeine (thường có trong trà, cà phê...), hãy thử giới hạn chỉ 1 cốc trong buổi sáng hoặc trưa, đừng uống vào buổi chiều. 

Tắt các thiết bị điện tử 1 tiếng trước khi đi ngủ

Máy tính, điện thoại di động, tivi kích thích hoạt động của não làm rối loạn giấc ngủ. Ánh sáng phát ra từ các thiết bị này làm giảm nồng độ melatonin - hormone điều khiển mô hình giấc ngủ. 

Hít thở sâu

Các bài tập thở nhịp nhàng, hít thở sâu có thể giúp bạn thư giãn và khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. 

Vân Anh H+ (Theo momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp