Môi trường sống thành thị có thể cản trở quá trình phát triển 5 năm đầu đời

Trẻ cần môi trường trong lành và nhiều cây xanh để phát triển khỏe mạnh trong những năm đầu đời

Ô nhiễm không khí có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim ở thanh thiếu niên?

Hơn 80% bạn trẻ lười vận động có thể gặp nhiều hệ lụy cho sức khỏe

Đô thị hóa nhanh là nguyên nhân bùng phát sốt xuất huyết?

Đồ ăn nhẹ dành cho trẻ em Đông Nam Á chứa nhiều đường và muối

Đô thị hóa là quá trình không thể tránh khỏi trong tương lai gần. Ước tính đến năm 2030, hơn 60% dân số thế giới sẽ sinh sống tại thành thị. Các đặc điểm của cuộc sống ở thành phố như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, không gian chật hẹp và thiếu màu xanh của cây cối… có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực với sự phát triển của trẻ em.

Đây là kết quả nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Sydney, Đại học Queensland, Đại học Macquarie, Đại học New South Wales Sydney (Australia) và các cơ quan y tế địa phương hợp tác thực hiện. Người dẫn đầu nghiên cứu là TS. Erica McIntyre – Viện Tương lai bền vững, Đại học Công nghệ Sydney.

Theo các nhà nghiên cứu, 2000 ngày đầu đời, bắt đầu từ khi được thụ thai tới lúc 5 tuổi, là giai đoạn quan trọng, mang tính quyết định các đặc điểm về thể chất, nhận thức, sức khỏe tinh thần của trẻ trong suốt cuộc đời. Vì vậy, hiểu rõ tác động của cuộc sống nơi thành thị với trẻ giúp quy hoạch môi trường đô thị theo hướng cải thiện sức khỏe sau này.

Ô nhiễm không khí là mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe của trẻ em - Ảnh: C.Heumader/WILDLIFE

Ô nhiễm không khí là mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe của trẻ em - Ảnh: C.Heumader/WILDLIFE

Dựa trên dữ liệu thu thập từ 235 nghiên cứu tại 41 quốc gia, các nhà khoa học phát hiện các yếu tố chính về môi trường có tác động tới sự phát triển đầu đời của trẻ:

  1. Ô nhiễm không khí.
  2. Ô nhiễm các dạng năng lượng, trong đó có tiếng ồn.
  3. Tiếp xúc với hóa chất và kim loại.
  4. Đặc điểm của môi trường tự nhiên và khu dân cư.
  5. Điều kiện sống của dân cư.

Một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất là ô nhiễm không khí. Trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây ô nhiễm như bụi mịn, khí thải từ phương tiện giao thông và công nghiệp có nguy cơ hen phế quản. Đặc biệt, trẻ còn có thể đối mặt với những hậu quả lâu dài với sự phát triển thần kinh.

Thực trạng thiếu các không gian xanh và trong lành tại đô thị cũng là một yếu tố được các nhà khoa học quan tâm. Trẻ sống ở thành phố lớn khó tiếp cận với môi trường tự nhiên như công viên, vườn cây cối. Hệ quả là trẻ thiếu các trải nghiệm giác quan cần thiết với quá trình phát triển thể chất lẫn tinh thần, thiếu cơ hội khám phá.

Trong bối cảnh các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên ngày càng phổ biến, các nhà nghiên cứu kêu gọi thiết kế môi trường đô thị thân thiện với sức khỏe hơn như tăng các khu vực trồng cây xanh.

Cuộc sống hối hả tại các thành phố lớn cũng khiến phụ huynh và người chăm sóc trẻ bị quá tải, tách biệt với xã hội, thiếu mạng lưới hỗ trợ cần thiết từ cộng đồng. Đây cũng là thách thức lớn với các gia đình sống tại đô thị trong việc chăm sóc trẻ khỏe mạnh những năm đầu đời.

TS. McIntyre nhận định: “Cuộc sống nhộn nhịp ở thành thị mang đến vô vàn cơ hội với trẻ em, như dễ dàng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Tuy nhiên, sống tại đô thị cũng đưa ra nhiều thách thức.”

Quy hoạch và trồng cây xanh tại đô thị tạo môi trường lành mạnh cho trẻ em vui chơi, đảm bảo phát triển khỏe mạnh

Quy hoạch và trồng cây xanh tại đô thị tạo môi trường lành mạnh cho trẻ em vui chơi, đảm bảo phát triển khỏe mạnh

TS. McIntyre đề xuất một vài biện pháp giúp tạo nên môi trường thúc đẩy trẻ phát triển khỏe mạnh có thể kể tới: Xây dựng thiết kế thân thiện với trẻ em; Tìm giải pháp trồng nhiều cây xanh, giảm tiếng ồn và ô nhiễm môi trường; Thiết kế khu dân cư có thể đi bộ an toàn.

Ngoài ra, nghiên cứu kêu gọi tổ chức các chương trình, lớp dạy làm cha mẹ; Các nhóm chơi cho trẻ và trung tâm cộng đồng để tạo ra các mạng lưới hỗ trợ cha mẹ và người chăm sóc trẻ.

Giải pháp công nghệ như lắp đặt vật liệu chống tiếng ồn, lọc không khí và thiết kế đô thị cũng có tiềm năng giúp cải thiện sức khỏe và an sinh của trẻ em.

Người Nigeria có câu ngạn ngữ "Ora na azu nwa", dịch ra tiếng Việt được hiểu là: “Cần cả một làng để nuôi dạy một đứa trẻ”. Nuôi dạy trẻ em ở thành thị hay nông thôn đều cần sự tham gia, quan tâm của cộng đồng xã hội trong xây dựng chính sách và quy hoạch đô thị để tạo ra môi trường lành mạnh hơn.

 
Quỳnh Trang (Theo Medical Xpress)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ