Ăn cá giúp trẻ nhỏ ngăn ngừa nguy cơ chậm phát triển

Thói quen ăn cá tác động lớn đối với sự phát triển thần kinh của trẻ

Xem TV, điện thoại quá nhiều làm trẻ chậm phát triển não bộ

Cách dạy nào phù hợp với trẻ chậm phát triển tại nhà?

Hạt hồ đào giàu dinh dưỡng không kém hạt óc chó

Điểm danh 8 loại rau lá xanh nên có trong chế độ ăn

Quá trình phát triển não bộ của trẻ nhỏ chịu ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền và môi trường sống (chế độ ăn, sinh hoạt). Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa hệ vi sinh đường ruột với rối loạn phổ tự kỷ và chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

Mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Y Penn State (Mỹ) phát hiện ra chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn tới hệ vi sinh đường ruột lẫn tốc độ phát triển thần kinh. Nghiên cứu được đăng tải tên tạp chí Vi sinh vật (Microorganisms).

Đối tượng tham gia nghiên cứu là 142 trẻ từ sơ sinh tới 18 tháng tuổi. Các nhà khoa học khảo sát chế độ ăn của trẻ trong giai đoạn 6-12 tháng tuổi, cũng như các thông tin về giới tính, chủng tộc, bối cảnh gia đình… Bảng câu hỏi khảo sát tiêu chuẩn được xây dựng bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ.

Ở mốc 6 tháng tuổi, các nhà khoa học thu thập mẫu nước bọt để đánh giá mức độ hoạt động của một số chủng vi khuẩn. Khi trẻ được 18 tháng tuổi, cha mẹ của trẻ sẽ hoàn thành một khảo sát đánh giá kỹ năng ngôn ngữ, vận động, giao tiếp của trẻ.

Ăn cá từ khi mới bắt đầu ăn dặm đem lại lợi ích cho quá trình phát triển của trẻ

Ăn cá từ khi mới bắt đầu ăn dặm đem lại lợi ích cho quá trình phát triển của trẻ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 16% trẻ tham gia có nguy cơ chậm phát triển về não bộ và thần kinh. Nhóm trẻ này ăn cá ít hơn trẻ không có nguy cơ chậm phát triển (tần suất dưới 1 lần/tuần).

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng, trẻ có vi khuẩn Candidatus Gracilibacteria hoạt động mạnh trong nước bọt có nguy cơ chậm phát triển cao hơn. Trái lại, nguy cơ lại giảm thấp ở những trẻ có vi khuẩn Chlorobi trong nước bọt; Hoặc sống trong những ngôi nhà xây sau năm 1977, sơn tường không chứa chì.

Trao đổi với báo chí, PGS.TS.BS Steven Hicks – chuyên gia Nhi khoa tại Đại học Penn State, đồng thời là tác giả liên hệ của nghiên cứu cho hay: “Kết quả này cho thấy, sự đa dạng vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng với việc chuyển hóa và sử dụng các dưỡng chất cần thiết như acid béo không bão hòa đa chuỗi dài. Dưỡng chất này cũng có liên quan mật thiết với thói quen ăn cá.”

Tuy nhiên, nhóm tác giả cũng cho rằng, nghiên cứu mới chỉ thực hiện trên số lượng mẫu nhỏ. Cần nghiên cứu thêm trên thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên để làm rõ tác dụng của cá với sức khỏe não bộ.

 

Bé bắt đầu ăn dặm có thể tập ăn cá với lượng nhỏ để thích nghi dần. Với những trẻ có cơ địa dị ứng thì mẹ cần phải thận trọng hơn. Cá biển như cá hồi, cá thu, cá ngừ... chứa nhiều omega-3, DHA tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác của trẻ. Cá nước ngọt tuy không chứa nhiều omega-3 như cá biển, nhưng lại là nguồn chất đạm dễ hấp thu, ít gây dị ứng.

Khi nấu các món cá, cha mẹ cần giúp trẻ lọc xương kỹ càng, xử lý khéo để loại bỏ mùi tanh của cá.

 
Quỳnh Trang (Theo Health News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ