Ô nhiễm không khí đô thị khiến trẻ em dễ lên cơn hen phế quản

Ô nhiễm không khí làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn ở trẻ em

Bảo vệ mắt khỏi ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim ở thanh thiếu niên?

Cách bảo vệ hệ hô hấp cho trẻ nhỏ khi không khí ô nhiễm

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe của phổi

Hen phế quản (hen suyễn) là bệnh lý hô hấp mạn tính phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2019, ước tính có hơn 262 triệu người mắc hen phế quản trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người.  

Số người mắc bệnh hen phế quản ngày càng gia tăng, ngay cả ở các quốc gia phát triển. Các chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là do ô nhiễm không khí nơi đô thị.

Nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí y khoa The Lancet Planetary Health đã tìm thấy mối liên hệ giữa nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí và bệnh hen phế quản ở trẻ em sống ở các khu vực đô thị có thu nhập thấp. 2 yếu tố nổi bật nhất là khí ozone và bụi mịn, do chúng gây ảnh hưởng trực tiếp tới đường hô hấp của trẻ.

Bụi mịn và khí ozone là 2 tác nhân gây ô nhiễm không khí và khiến cơn hen dễ tái phát

Bụi mịn và khí ozone là 2 tác nhân gây ô nhiễm không khí và khiến cơn hen dễ tái phát

Khí ozone tự nhiên có mặt ở tầng bình lưu giúp bảo vệ con người khỏi các tia tử ngoại độc hại. Nhưng khi ở mặt đất (còn gọi là ozone tầng đối lưu), chất khí này lại gây ô nhiễm. Bụi mịn là phân tử có kích thước rất nhỏ, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.

Ở người bị hen phế quản, khi gặp các tác nhân kích thích, đường thở xuất hiện tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, sưng phù, tiết dịch nhầy và co thắt. Hậu quả là không khí đi vào phổi bị cản trở, khiến người bệnh khó thở, thiếu oxy nghiêm trọng và cần dùng thuốc cắt cơn hen.

Nhóm nghiên cứu đã theo dõi 208 trẻ từ 6-17 tuổi, có nguy cơ bị hen phế quản và sống tại những khu dân cư có thu nhập thấp tại Mỹ. Sau 6 tháng, họ tìm ra mối liên hệ giữa nồng độ ô nhiễm không khí và tần suất tái phát cơn hen của trẻ, sau khi loại trừ các bệnh lây nhiễm virus, vi khuẩn.

Trẻ lên cơn hen phế quản cần sử dụng thuốc cắt cơn hen và tránh tiếp xúc với tác nhân gây ô nhiễm không khí

Trẻ lên cơn hen phế quản cần sử dụng thuốc cắt cơn hen và tránh tiếp xúc với tác nhân gây ô nhiễm không khí

Sau khi kiểm tra mẫu tế bào niêm mạc mũi của trẻ, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết, một số bộ gene gây ra phản ứng viêm đường hô hấp có phản ứng với nồng độ ozone và bụi mịn cao.

BS Hugh Auchincloss – Giám đốc Điều hành Viện nghiên cứu Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (Mỹ) cho hay: "Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa một số tác nhân gây ô nhiễm với sức khỏe trẻ em tại những khu dân cư nghèo ở đô thị. Kết quả này là bằng chứng củng cố lợi ích của việc giảm ô nhiễm không khí với sức khỏe con người".

Theo đó, cải thiện chất lượng không khí là biện pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa tình trạng hen phế quản ở trẻ em thành thị. Ozone được hình thành khi ánh sáng mặt trời tương tác với khí NO và hợp chất hữu cơ khác được tạo ra do đốt than, khí thải xe cộ... Nguồn bụi mịn đến từ sản xuất công nghiệp, đốt nhiên liệu sinh khối (rơm rạ), giao thông.

 
Quỳnh Trang (Theo Medical Xpress)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sức khỏe môi trường