Có nên ăn cà tím khi mang thai không?

Ăn cà tím quá nhiều có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi

Bà bầu dùng thuốc trầm cảm, con có nguy cơ cao bị rối loạn ngôn ngữ

Mẹ bầu hay lo lắng, stress dễ sảy thai

Mẹ bầu đã biết cách để mẹ khỏe, con khỏe?

Những loại trái cây Mùa Thu tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi

Cà tím hay còn gọi là cà dái dê là loại thực phẩm có nguồn gốc ở Ấn Độ. Nó an toàn cho các bà mẹ mang thai khi tiêu thụ ở mức vừa đủ. Cà tím có nhiều lợi ích sức khỏe đối với bà bầu như: Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh, giúp thai nhi phát triển, ngăn ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ và ngăn ngừa táo bón.

Tuy nhiên, ngoài những lợi ích thì nó cũng có rất nhiều tác dụng phụ nếu bạn tiêu thụ quá nhiều.

Nếu tiêu thụ cà tím quá nhiều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ

Một số nghiên cứu cho rằng hormone nhóm phyto trong cà tím có một số tác động tới chu kỳ của nữ giới. Ở những phụ nữ mang thai, ăn quá nhiều cà tím có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Cà tím có thể làm tăng nồng độ acid trong cơ thể, gây ra sự khó chịu ở phụ nữ mang thai, đồng thời có thể dẫn đến những biến chứng khác trong thai kỳ.

Cà tím cũng có thể gây ra một số vấn đề trong quá trình tiêu hóa, dễ dẫn đến dị ứng, đặc biệt nếu không được chế biến đúng cách (hoặc là nấu chưa chín). Chính vì vậy, phụ nữ có thai nên hạn chế loại quả này trong thời gian thai kỳ. Nếu vẫn muốn bổ sung thực phẩm này, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để được tư vấn cụ thể, tránh các nguy cơ có thể xảy ra.

Chú ý

- Nếu ăn khoảng 250gr cà tím trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng.

- Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, những mẹ bầu đang gặp vấn đề ở dạ dày đặc biệt không nên ăn. Những người thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên.

- Mẹ bầu có bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao, đây vốn là loại acid có trong thực vật mà nếu ăn quá nhiều thì dễ gây sỏi thận.

- Cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Cụ thể là hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao.

Khánh Hương H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp