Có bầu chụp X-quang có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Chụp X-quang ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?

Chụp X-quang, hoang mang người bệnh...

Chụp X-quang có nguy hiểm?

Chụp X-quang ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Mẹ bầu hay lo lắng, stress dễ sảy thai

Chụp X-quang là việc cần thiết mà bác sỹ yêu cầu để kiểm tra một vài vấn đề về sức khỏe. Nếu bạn có thai, bác sỹ sẽ không bao giờ yêu cầu chụp X-quang vùng bụng, nhưng đôi khi vì một hoàn cảnh nào đó, bác sỹ có thể yêu cầu bạn phải chụp X-quang vùng bụng hoặc thấp hơn. Nếu điều này xảy ra, đừng quá lo lắng. Các chuyên gia cho rằng, nguy cơ mà tia X-quang gây ra cho bạn và thai nhi rất nhỏ, lợi ích mà bạn nhận được lớn hơn nhiều. Nhưng thực tế là. ngay cả những rủi ro khá nhỏ, bạn cũng không nên chụp X-quang nếu không cần thiết. 

Chụp X-quang ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?

Khi chụp X-quang vùng cánh tay, chân, đầu, răng hoặc ngực, thì cơ quan sinh sản của bạn không phải tiếp xúc trực tiếp với các tia X-quang. Vì vậy, nếu việc chụp X-quang được thực hiện đúng kỹ thuật, việc này không ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuy nhiên, tia X-quang được chiếu ở vùng thân dưới của người mẹ - bụng, dạ dày, xương chậu, lưng dưới hoặc thận – có thể khiến thai nhi phải chịu tác động trực tiếp với chùm tia X-quang.

Phụ nữ mang thai hãy cân nhắc khi quyết định chụp X-quang

Tác hại của phóng xạ được sử dụng trong khi chụp X-quang gây ra với thai nhi, hiện vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Nhưng, các nhà khoa học đều công nhận rằng, thai nhi rất nhạy cảm với những tác động từ bức xạ, một số loại thuốc, uống rượu quá mức và nhiễm trùng. Bức xạ có thể gây ra những thay đổi trong các tế bào, có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh hoặc mắc bệnh bạch cầu sau này. 

Tuy nhiên, cũng cần biết rằng, đa số các dị tật bẩm sinh và các bệnh tật khác ở trẻ xảy ra ngay cả khi người mẹ không tiếp xúc với bất kỳ tác nhân có hại nào trong suốt thai kỳ. Các nhà khoa học tin rằng, tính di truyền và sai sót ngẫu nhiên trong quá trình phát triển có thể gây ra những vấn đề này.

Nếu lỡ chụp X-quang rồi mới biết mình có thai có sao không?

Đừng quá lo lắng! Hãy nhớ rằng, khả năng nguy hại cho bạn và thai nhi từ tia X-quang rất nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn đã chụp X-quang phần thân dưới, hoặc điều trị bức xạ vùng thân dưới, nên trao đổi với bác sỹ về những rủi ro có thể gặp phải.

Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro khi chụp X-quang?

Nếu được chỉ định chụp X-quang, bạn hãy nói với bác sỹ nếu bạn đang mang thai hoặc nghĩ là mình có thai. Điều này rất quan trọng, ngay cả trong những tuần rất sớm của thai kỳ.

Thỉnh thoảng, một người phụ nữ có thể nhầm lẫn các triệu chứng của thai kỳ với bệnh nào đó. Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu mang thai nào như buồn nôn, nôn, đau vú, mệt mỏi, hãy kiểm tra xem có thai không hoặc nói với bác sỹ trước khi chụp X-quang vùng bụng.

Bạn có thể yêu cầu được mặc áo chì để bảo vệ cơ quan sinh sản của mình khi chụp X-quang. Điều này sẽ ngăn chặn thiệt hại trên gene, gây hại đến những đứa con tương lai của bạn.

Bất cứ khi nào bác sỹ yêu cầu bạn phải chụp X-quang, hãy nói cho bác sỹ biết về lần chụp X-quang trước đó (nếu có) để bác sỹ cân nhắc về sự cần thiết của việc chụp X-quang với bạn.
An An H+ (Theo FDA)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ