Trẻ thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ, khi sinh ra não bộ sẽ chậm phát triển và kém thông minh
Dinh dưỡng và tầm vóc quốc gia
Giảm nguy cơ ung thư bằng chế độ dinh dưỡng
Trẻ suy dinh dưỡng dễ tăng huyết áp khi trưởng thành
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng TP.HCM thấp nhất nước
Dinh dưỡng không đủ, gia tăng bệnh tật
Các nhà khoa học Hà Lan mới đây công bố, những người sinh ra trong thời gian khan hiếm lương thực, thực phẩm (thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai, năm 1944), có tỷ lệ mắc đái tháo đường, tim mạch, béo phì cao. Đó là chưa kể đến con số 40.000 bào thai trong bụng mẹ vào thời điểm đó cũng bị ảnh hưởng, tỷ lệ thai lưu, dị dạng, suy dinh dưỡng và trẻ sinh ra chết yểu cao.
Các nhà nghiên cứu lý giải, khi thức ăn từ cơ thể mẹ chuyển vào ít, bào thai sẽ ưu tiên đưa nguồn dinh dưỡng đến nuôi bộ phận thiết yếu nhất trong cơ thể là não, dành ít dưỡng chất hơn cho những bộ phận khác như tim, gan. Điều này sẽ giúp bào thai duy trì sự sống trong thời gian ngắn, nhưng để lại hậu quả là những bộ phận thiếu dinh dưỡng dễ tổn thương và mắc bệnh hơn trong tương lai.
Giải thích về trường hợp béo phì, các nhà khoa học cho biết: Khi nằm trong bụng mẹ, bào thai nhận được thông tin về thế giới khan hiếm thực phẩm bên ngoài, sẽ định hình sẵn một cơ chế hấp thu để thích nghi. Tuy nhiên, khi sinh ra, thế giới thực lại không giống với thế giới mà chúng nhận thức khi còn trong bụng mẹ. Khi đó, cơ chế hấp thu đã định hình sẵn vô tình làm cho chúng dễ trở nên béo phì, từ đó dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Theo kết quả khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1/3 số trẻ sinh ra có cân nặng dưới 2,5kg chết trong những năm đầu đời.
Một khảo sát khác của Viện dinh dưỡng quốc gia cũng cho thấy, gần 37% phụ nữ mang thai tại Việt Nam bị thiếu máu. Thiếu máu là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nhẹ cân, tăng tỷ lệ bệnh sơ sinh, tim mạch cao hơn so với những trẻ khác.
Trẻ thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ, khi sinh ra não bộ sẽ chậm phát triển, kém thông minh. Trong trường hợp trẻ sinh ra bị thiếu cân, cơ thể dễ bị hạ thân nhiệt, hạ đường máu gây rối loạn nhịp thở, hạ calci máu gây co giật. Nếu được nuôi dưỡng tốt, trẻ sẽ phát triển bình thường và đạt mức cân nặng như những trẻ khác sau 2-3 tháng, nhưng chiều cao thì rất khó đạt được như bình thường. Vì vậy, trẻ có nguy cơ bị thấp còi sau này, và dễ bị thừa cân béo phì do chiều cao thấp. Ngược lại, nếu nuôi dưỡng không tốt, trẻ tiếp tục bị suy dinh dưỡng, ốm đau, còi cọc, chậm phát triển trí tuệ và kém thông minh.
Dinh dưỡng khi mang thai thế nào là đủ?
Khi còn nằm trong bụng mẹ, dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc vào người mẹ. Nguồn dinh dưỡng của mẹ sẽ theo máu qua nhau thai đến cung cấp cho con. Vì vậy, thành phần dinh dưỡng lúc này cần cả số lượng và chất lượng để bảo đảm sự phát triển bình thường của bào thai. Việc bồi dưỡng đủ chất nên thực hiện đều đặn hàng ngày kể từ khi phát hiện có thai cho đến sau khi sinh một tháng.
Mẹ bầu cần phải bổ sung thêm dinh dưỡng, kể cả đã dư thừa cân nặng
Sự tăng cân trong thai kỳ của mẹ có ảnh hưởng lớn đến trọng lượng và sức khỏe của trẻ khi ra đời. Một chuyên gia về sản khoa cho biết, thai nhi đang phát triển sản sinh ra 100.000 tế bào não trong một phút. Từ tuần thứ 26 của thai kỳ trở đi, một thai nhi tăng khoảng 30g trọng lượng mỗi ngày. Vì thế, bào thai cần rất nhiều năng lượng. Đó là lý do tại sao mẹ bầu vẫn cần phải bổ sung thêm dinh dưỡng, kể cả đã dư thừa cân nặng.
Tăng cân thế nào cho hợp lý phụ thuộc vào cân nặng của mẹ trước khi mang thai.
- Người mẹ có cân nặng bình thường: Tăng từ 11,3-16kg;
- Người mẹ dư thừa cân: Tăng từ 7-11kg;
- Người mẹ thiếu cân: Tăng từ 12,7-18,3kg;
- Người mẹ mang song thai: Tăng từ 16-20,5kg.
Trong suốt thai kỳ, người mẹ nên tăng khoảng 1kg trong ba tháng đầu, ba tháng tiếp theo tăng 5kg và tăng 6kg trong ba tháng cuối. Có nhiều người bị nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ nên ít hoặc không tăng cân, nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9-1,8kg.
Bình luận của bạn