Mẹo hay trị da khô nẻ cho bé trong mùa đông

Làn da của bé rất mỏng manh nên các mẹ cần có cách chăm sóc đúng

85% trẻ bị bạo lực và xâm hại tình dục từ người thân

Trẻ có thế nhiều lần bị tay, chân, miệng

11 thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ khi cho trẻ con ăn

Vẫn chưa giải mã được bé gái "ma cà rồng" hút máu trẻ con

Tăng huyết áp ở trẻ có nguy hiểm?

Gây mê cho trẻ: Con dao 2 lưỡi

Trị nẻ bằng sữa mẹ

 Trong sữa mẹ có chứa nhiều chất kháng thể và vitamin rất tốt cho da bé, có tác dụng trị nẻ cực kỳ hiệu quả. Khi thấy làn da bé bị khô, mẹ hãy lau sạch mặt bằng nước ấm rồi vắt chút sữa mẹ vào cục bông gòn, xoa nhẹ nhàng lên má con, da bé sẽ dịu ngay vết nẻ và mềm mại trở lại.

Trị nẻ cho bé bằng dầu olive

Dầu olive là “trợ thủ” đắc lực giúp da dẻ bé mịn màng và mềm mại. Trước khi bôi dầu olive lên da bé mẹ chỉ cần ngâm trong nước nóng từ 3 đến 5 phút sau đó lấy một lượng vừa đủ ra lòng bàn tay và xoa đều trên má bé, có thể xoa thêm ở tay, chân và những chỗ bị nứt nẻ nặng.

Hoặc các mẹ có thể lấy 1 thìa mật ong và 1 thìa dầu olive đem trộn lẫn rồi bôi lên má bé, massage từ 3 đến 5 phút, cách làm này giúp da bé mịn màng và mềm mại một cách nhanh chóng.

Dầu olive giúp da bé mịn màng và mềm mại

Trị nẻ bằng mật ong

Mật ong chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho làn da. Chúng cũng giúp bảo vệ các bé chống lại tia UV có hại trong ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, mật ong cũng là một chất giữ ẩm tự nhiên giúp điều hòa độ ẩm trong da để chống lại tình trạng khô, nẻ. Mẹ có thể lấy khoáng 3 thìa sữa tươi và 1 thìa mật ong hòa đều rồi bôi má bé trong 15 - 20 phút sau đó rửa sạch.

Trị nẻ bằng dầu dừa

Dầu dừa không chỉ giúp làm dịu làn da bị kích ứng mà cũng ngăn ngừa tình trạng làn da bị nhiễm vi khuẩn. Hơn nữa, dầu dừa sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông mà lại dễ dàng hấp thụ vào da. Mỗi ngày mẹ chỉ cần chấm một ít dầu dừa rồi xoa nhẹ lên hai má của bé để khoảng 15 phút và rửa sạch với nước.

Dầu dừa giúp ngăn chặn tình trạng da bị nhiễm khuẩn, giữ ẩm cho da

Mật ong và bột yến mạch

Bột yến mạch là một biện pháp khắc phục hiệu quả cho những bé bị khô nẻ trầm trọng vì nó giúp nhẹ nhàng làm tróc da chết và chữa lành các mô da bị tổn thương. Giống như mật ong, bột yến mạch cũng được coi là một chất giữ ẩm tuyệt vời cho làn da bé.

Bạn có thể kết hợp 2 - 3 muỗng canh mật ong trộn với nửa cốc bột yến mạch chưa nấu chín vào trong một cái bát. Thêm 2 muỗng canh nước hoa hồng và tiếp tục trộn đều. Lúc này, bạn nên bôi hỗn hợp  này trên cả hai chân, hai tay của bé nếu bé bị nẻ tay chân nhé. Đợi 10 phút và nhẹ nhàng chà nhẹ rồi rửa lại bằng nước ấm.

Mẹ bé không nên sử dụng nước nóng để rửa cho con vì nó sẽ lấy đi lớp dầu bảo vệ làn da tự nhiên và khiến da bị khô, ngứa. Thấm cho con bằng khăn mềm để kết thúc quá trình chăm sóc da khô nẻ bằng cách này. Nếu bé nhà bạn bị nẻ ở mặt, mẹ hãy tăng gấp đôi số lượng của công thức này để chà xát cho bé. Mẹ bé nên áp dụng biện pháp này 1 lần/tuần để phục hồi làn da khô nẻ của bé.

Mật ong và bột yến mạch có tác dụng trị nẻ và giữ ẩm rất tốt cho làn da bé

Cách chăm sóc làn da cho bé trong mùa đông

- Trước hết bạn nên cắt giảm thời gian tắm cho bé. Bởi nếu tắm quá lâu, lớp dầu tự nhiên trên da bé sẽ bị trôi mất, da bé dễ bị mất nước và trở nên khô ráp. Nếu bạn thường tắm cho bé khoảng 20 phút mỗi lần, thì giờ, nên giảm xuống còn khoảng 10 phút.

- Bạn nên dùng nước ấm cho bé (tránh nước quá nóng) và tạm thời ngừng sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm(chỉ nên dùng dầu gội có dưỡng chất tự nhiên). Nguồn nước máy chứa nhiều clo cũng có thể khiến da bé bị khô.

- Chọn quần áo mềm mại cho bé: Do mùa đông lạnh nên nhiều bà mẹ thích dùng quạt (đèn) sưởi để giữ ấm cho bé. Điều này sẽ khiến da bé bị khô và dễ tổn thương nếu phải mặc trang phục quá cứng.

- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Bạn không nên để nhiệt độ trong phòng bé quá khác biệt với nhiệt độ thực tế ngoài trời (tránh để điều hòa nóng hoặc lò sưởi trong phòng bé ở nhiệt độ cao). Điều này sẽ khiến da bé bị khô do mất nước và bé có thể bị sốc khi ra ngoài đột ngột. Nếu có việc phải đưa bé ra ngoài, bạn nên tắt các thiết bị sưởi trong phòng bé trước đó khoảng 15 - 20 phút để cơ thể bé quen dần với nhiệt độ môi trường.

- Chú ý giữ ấm cho vùng tay chân hoặc vùng mặt bé khi ra ngoài: Gió lạnh là kẻ thù làm khô da bé nhanh nhất. Nên mặc quần quần áo thoáng, dễ thở, không để bé quá nóng vì có thể gây phát ban.

- Với những bé hay chảy dãi, liếm môi có thể làm môi khô nẻ, mẹ có thể bôi một chút vaseline.

- Khi cho bé ra ngoài trời nên bôi một lớp kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ.

Bên cạnh việc vệ sinh cơ thể hàng ngày, khi trẻ bị khô da, các mẹ cần sử dụng thêm những loại thuốc bôi chống khô da dành riêng cho trẻ. Tuy nhiên, chú ý chọn những loại thuốc không chứa chất tạo màu, chất tạo mùi để tránh gây dị ứng cho da bé.
Bảo Nhi H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ