Thực phẩm an toàn: Bí quyết nào để phân biệt?

Phân biệt thực phẩm sạch bằng mắt thường không dễ

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Mẹo dùng giấy bạc bọc thực phẩm an toàn

Thế nào là rau sạch, là thực phẩm an toàn?

Thực phẩm an toàn được hiểu là?

– Không chứa tồn dư thuốc BVTV, hoá chất, kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép.

– Không chứa tạp chất (kim loại, thuỷ tinh, vật cứng …)

– Không chứa tác nhân sinh học gây bệnh (vi rút, vi sinh vật, ký sinh trùng)

– Có nguồn gốc, xuất xứ đầy đủ, rõ ràng;

– Được kiểm tra, đánh giá chứng nhận về ATTP.

Cách phân biệt để phân biệt?

Đối với thịt lợn: Khi nhìn thấy thịt chủ yếu là nạc mà hầu như không có thịt mỡ, thịt có màu đỏ sẫm như thịt bò là những loại thịt mà người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng chứa nhiều hóa chất corticoid. Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Khi con người ăn phải thực phẩm có chứa chất corticoid sẽ gây rối loạn trao đổi chất và ung thư bàng quang.

Thông tin tham khảo về thịt lợn an toàn tại đây

Thịt lợn chủ yếu là nạc, ít mỡ, có màu đỏ sẫm như thịt bò có chứa chất tăng trọng nhiều hóa chất corticoid

- Các loại cá: Khi nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp có chứa chất kháng sinh thì thịt cá kém săn chắc, để lâu dễ bị ươn và ôi thiu. Những loại cá này khi chế biến sẽ bị teo tóp, ra nhiều nước, vị tanh hơn bình thường, thịt cá không đậm đà.

- Đối với các loại rau ăn lá (rau muống, bắp cải, xà lách, mồng tơi…): Khi thấy lá rau non hơn bình thường, lá màu xanh đen, giòn và hầu như không có vết sâu bệnh hại, đây là những loại rau được bón quá nhiều phân đạm hoặc phân bón lá và các loại thuốc trừ sâu, bệnh nhưng không đảm bảo thời gian cách ly. Đối với những loại rau này, trong thành phần có chứa nhiều đạm nitorat (NO3) và các hóa chất bảo vệ thực vật gây hại tới sức khỏe con người.

Cùng Health+ tham khảo cách chọn rau an toàn

- Một số loài quả (như cam, quýt, táo, lê, mận, đào…): Khi nhìn thấy bề mặt quả bóng, để bên ngoài lâu không bị thối hỏng…, đây chính là các loại trái cây được tẩm ướp thuốc bảo vệ thực vật nhằm tiêu diệt nấm và vi khuẩn nhằm giúp trái cây tươi lâu. Riêng đối với mít và sầu riêng, khi quả chín vàng nhưng múi lại không có vị thơm đặc trưng, đây là những quả đã được dùng hóa chất kích thích để tiêm cho nhanh chín.

- Giá đỗ đậu xanh: Nếu thân giá trắng, to, mập, giòn và hầu như không có rễ là những loại giá đỗ đã dùng chất tích nước và diệt phần rễ khi ngâm ủ (điển hình trong các loại hóa chất độc hại này là thuốc SHS có nguồn gốc từ Trung Quốc).

- Đối với miến, bún, bánh phở có màu trong hơn bình thường là có chứa một số hóa chất tẩy trắng trong quá trình chế biến, để qua đêm ở nhiệt độ thường mà không bị ôi, thiu là có thêm chất bảo quản (chủ yếu là foocmol). Khi ăn phải những loại thực phẩm này sẽ gây tổn thương màng nhầy của dạ dày và thực quản.

Sử dụng một sản phẩm thực phẩm chức năng có công dụng giúp hỗ trợ giải độc tố cho các bộ phận trong cơ thể là một gợi ý đáng tham khảo trong bối cảnh thực phẩm bẩn lan tràn hiện nay.

Tham khảo vấn đề này tại đây!

Phương Nhi H+ (tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng