Du lịch nông nghiệp, miệt vườn giúp du khách đắm mình trong không gian xanh, tự tay làm ra sản phẩm
Những ngôi làng Miêu ở Cát Thủ Hồ Nam
Du lịch trải nghiệm nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăm sóc sức khỏe, tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm
Chương trình hành động phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
Việt Nam có ưu thế phát triển du lịch sinh thái, kết hợp trải nghiệm nông nghiệp công nghệ cao
Việt Nam là đất nước có truyền thống và thế mạnh phát triển nông nghiệp vào tốp đầu của thế giới. Theo đó, ước tính mỗi năm nước ta xuất khẩu hàng chục tỉ USD các sản phẩm nông nghiệp ra thế giới.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp hiện nay đang được ứng dụng các nền tảng công nghệ cao, cụ thể là công nghệ sinh học, công nghệ lượng tử; Chuyển đổi số trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến và kinh doanh… Đây đều là những yếu tố cho thấy nước ta có điều kiện và khả năng phát triển du lịch sinh thái, kết hợp trải nghiệm nông nghiệp công nghệ cao.
Mô hình VAC 2.0 là gì?
Công ty TNHH Tư vấn Y Dược Quốc tế (IMC) là một công ty luôn tiên phong áp dụng đổi mới sáng tạo trong ngành thực phẩm, thực phẩm chức năng (TPCN), thủy sản, nông sản… Mô hình VAC 2.0 cũng là mô hình được IMC nghiên cứu, phát triển trong thời gian gần đây.
Với ý tưởng từ mô hình VAC (vườn - ao - chuồng) cũ là đào ao thả cá/tôm, gần đó có chuồng nuôi lợn hoặc các loại gia cầm (như gà vịt, ngan, ngỗng) và trồng rau trong cùng một trang trại hoặc mảnh vườn nhỏ, mô hình VAC 2.0 cũng có nuôi tôm cá, có trồng rau, trồng hoa nhưng điểm đặc biệt là có nuôi chim yến chất lượng cao, thuận tự nhiên.
Trong khi mô hình VAC truyền thống được đánh giá không có hiệu quả cao do không kiểm soát được nguồn bệnh, ô nhiễm, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao, mô hình VAC 2.0 sẽ khắc phục được các nhược điểm này.
Ứng dụng công nghệ cao vào phát triển mô hình VAC 2.0
Ứng dụng nước lượng tử vào mô hình nuôi cá
Hiện IMC đã ứng dụng máy chế tạo nước lượng tử (nước được xử lý đặc biệt, có cụm phân tử nhỏ, có từ trường) vào mô hình nuôi cá. Điều này có thể giúp diệt được các mầm bệnh như vi khuẩn có hại (E.coli, Cloroform, Vibryo), các loại nấm có hại, tảo đơn bào tranh chấp oxy với cá trong môi trường ao nuôi.
Máy chế tạo nước lượng tử cũng có thể giúp xử lý các loại độc tố thải ra (như nitoris, sunfur), từ đó làm tăng mật độ oxy trong ao và làm tăng sức khỏe vật nuôi, tăng trọng nhanh hơn với chất lượng tốt hơn. Đây là công nghệ Bio-quantum sử dụng công nghệ sinh học kết hợp với xử lý môi trường, xử lý nước bằng công nghệ lượng tử.
Trong quá trình nuôi cá, IMC cũng sử dụng các chế phẩm sinh học như probiotic (Clausi, Bacillus), prebiotic (Immune path IP), bổ sung các enzyme, protein, thảo dược, các loại khoáng chất làm tăng cường miễn dịch cho cá mà không phải dùng tới thuốc kháng sinh.
Có 2 loại cá hiện đang được thử nghiệm là cá lăng đuôi đỏ và chạch trấu. 2 loại cá này có giá trị kinh tế cao, đồng thời chúng có thể sử dụng thức ăn từ phân của chim yến (sau khi đã được xử lý bằng probiotics).
Mô hình tổ yến - nét độc đáo, mang lại giá trị kinh tế cao trong tổ hợp VAC 2.0
Chim yến là loài kiếm ăn tự nhiên, không sử dụng thức ăn công nghiệp. Tổ yến được chúng tạo ra là loại thực phẩm chứa nhiều protein bổ dưỡng, đặc biệt chứa nhiều acid amin (như tryophan, methionin, threonine) mà cơ thể người không tự tổng hợp được, bắt buộc phải lấy từ nguồn thực phẩm bên ngoài.
Trước đây, tổ yến được thu hái tự nhiên nhưng với số lượng rất ít. Do đó, tổ yến được coi là “cực phẩm” trong các món ăn bổ dưỡng. Hiện nay, việc khai thác tổ yến đã trở nên dễ dàng hơn nhờ xây dựng các ngôi nhà yến - môi trường tổ yến nhân tạo xây tại các khu dân cư, nhất là khu vực đảm bảo được các yếu tố như có nhiều thức ăn của chim, gần biển, gần sông.
Tuy nhiên, việc xây dựng và vận hành nhà yến còn tự phát, chưa có hiệu quả vì chi phí xây dựng cao, việc dụ chim yến về làm tổ không chủ động và môi trường trong nhà yến chưa đảm bảo. Các yếu tố này khiến số lượng chim không lớn, chất lượng tổ yến chưa cao và không đồng đều.
Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về tổ yến, nhiều công ty đã đầu tư vào lĩnh vực nuôi yến, trong đó có Công ty IMC. Việc nghiên cứu tập tính, đặc điểm sinh học của loài chim yến được các nhà khoa học tại IMC rất quan tâm. Theo đó, tất cả các yếu tố, từ nhiệt độ, độ ẩm, từ trường, độ sáng, âm thanh, cường độ tia âm cực… đến thức ăn, chu kỳ sinh sản, làm tổ… đều được các chuyên gia nghiên cứu kỹ lưỡng mới có thể mô phỏng theo điều kiện tự nhiên của loài (giống như trong hang động nơi làm tổ của chim).
Các chuyên gia tại IMC cũng nghiên cứu về các loài thiên địch của yến như diều hâu, chim cắt, đại bàng hay rắn, rết, cũng như tìm hiểu kỹ các yếu tố có thể ảnh hưởng tới quá trình nuôi chim để tìm ra điều kiện thuận lợi nhất cho chim yến tới sinh sống, đẻ trứng và nuôi con. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng này giúp đảm bảo chất lượng tổ và tăng đàn tốt nhất.
Ở vùng lạnh (phía Bắc), công ty còn phải tính toán tới nhiệt độ sưởi trong nhà yến, thức ăn thứ cấp cho chim khi chúng không ra ngoài kiếm ăn được, cho tới nước uống và chất thải của chim đều phải dùng công nghệ cao (công nghệ sinh học) để xử lý, làm cho nhà yến trở thành điểm thăm quan, du lịch hấp dẫn.
Tổ nuôi chim yến được xây dựng trên ao nuôi cá để lượng hơi ẩm đối lưu luôn làm tổ mát, thoáng và sạch. Trong tổ được gắn các thiết bị phát từ trường, phát tia âm cực (và cả hệ thống sưởi nếu cần). Phía sàn dưới có nuôi các động vật như ruồi giấm, ruồi lính đen... là thức ăn tự nhiên cho chim. Khi chim ra ngoài không đủ thức ăn, chúng có thể ăn ngay tại tổ (chim yến là loài chỉ ăn khi bay liệng). Khi được cung cấp đủ dinh dưỡng, khả năng làm tổ của chim rất nhanh (trung bình 1 tuần có thể làm xong tổ yến, so với khoảng thời gian vài tháng mới xong 1 tổ khi không có đủ thức ăn).
Chim con sẽ được luân chuyển đi nhiều nhà yến khác nhau để tránh tình trạng thoái hóa của đàn (do giao phối cận huyết). Đặc biệt, IMC cũng có thức ăn dành riêng cho chim yến con. Hiện nay, IMC là cơ sở đầu tiên thực hiện được công nghệ sản xuất thức ăn cho chim yến con.
Hơn nữa, công nghệ rửa và nhặt lông tổ yến cũng được cải tiến để năng suất lao động tăng lên 300% so với tuyền thống (nhặt bằng tay). Đồng thời, nước rửa cũng là loại nước bất hoạt nhằm giảm hư hao khi rửa tổ yến, cũng như công nghệ làm sạch, sấy khô đạt được tiêu chuẩn vi sinh của nông sản. Sản phẩm yến thô đạt chuẩn được công ty đưa vào sản xuất thành phẩm sữa yến, nước yến, canh yến sào…
So với nhà yến truyền thống, mô hình nuôi yến bán tự nhiên này hiệu quả hơn nhiều và có thể giám sát được nguy cơ dịch bệnh (ví dụ như cúm H5N1) cho đàn yến. Một nhà yến truyền thống xây thường mất 2 - 3 tỷ đồng, chưa kể thời gian xây lâu, có thể mất tới hàng năm trời. Tuy nhiên, mô hình nhà yến của IMC là nhà lắp ghép, do đó giá thành sẽ rẻ hơn (chỉ khoảng hơn 1 tỷ) và thời gian thi công cũng nhanh (chỉ mất từ 1 - 2 tháng thi công). Mô hình này cũng có thể tháo dời và di chuyển tới các địa điểm khác.
Mô hình VAC 2.0 cũng được áp dụng tuần hoàn bởi phân chim có giá trị dinh dưỡng cao, dùng để làm thức ăn cho cá và trồng hoa, trồng rau sạch. Xung quanh tổ yến (cao 15 m, rộng khoảng 5m) là thiết kế ban công, lan can đi lại để khách tới tham quan có thể nhìn vào trong tổ xem chim yến.
Nước lượng tử dưới ao có đặc tính trừ sâu bọ, muỗi, ruồi nên không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, từ trường trong nước cũng giúp cây trồng lớn nhanh hơn. Khách tham quan tổ yến có thể hái rau trên tổ và thưởng thức luôn tại tổ hợp VAC 2.0, trải nghiệm mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp công nghệ cao.
Phía trên ao nuôi cá là tổ hợp quán cà phê và cửa hàng giới thiệu, bán các sản phẩm (như yến sào, tôm, cá, rau xanh, các sản phẩm dinh dưỡng, TPCN, mỹ phẩm, đồ thủ công…) phục vụ nhu cầu khách tới tham quan, du lịch.
Như vậy, mô hình VAC 2.0 kết hợp du lịch chi phí không lớn hơn nhiều so với mô hình nuôi chim truyền thống, nhưng doanh thu sẽ cao hơn. Mỗi tháng, một nhà yến dự kiến thu được 5 - 10 kg tổ thô. Nếu tính cả du lịch (bán vé check-in) và cà phê thì doanh thu và lợi nhuận sẽ khả quan hơn nhiều. Hiện IMC đã triển khai nhượng quyền mô hình này và thu mua lại tổ yến để chế tạo thành thực phẩm dinh dưỡng và TPCN.
Tiềm năng xuất khẩu yến sào ra thế giới
Hiện nay, việc xuất khẩu yến sào ra thế giới được nhiều chuyên gia đánh giá có tiềm năng cao. Đầu tháng 11/2022, Trung Quốc đã đồng ý cho phép nhập khẩu chính ngạch mặt hàng này. Các thị trường khác như Ấn Độ, châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đánh giá cao giá trị của yến sào Việt Nam.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã ký ban hành Công điện số 595/CĐ-TTg ngày 30/6/2023 về việc tăng cường triển khai các giải pháp ngăn chặn tình trạng săn bắt trái phép, quản lý nuôi chim yến và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm tổ yến. Có thể nói, sự quan tâm của Chính phủ là bước tiến quan trọng để chuẩn hóa lại ngành sản xuất yến sào - ngành sản xuất tiềm năng của Việt Nam.
Tuy nhiên, để phát triển được ngành yến sào, cần có lộ trình xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và quốc tế (CODEX). Đây sẽ là nền tảng để yến sào có thể vươn ra khắp thế giới với giá trị hàng chục tỉ USD.
Bình luận của bạn