- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Thiếu dopamine là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh Parkinson
Thiếu dopamine - nguyên nhân chính gây bệnh Parkinson
9 dấu hiệu phân biệt biểu hiện run trong bệnh run vô căn và Parkinson
Tiếp xúc với thuốc trừ sâu có thể gây bệnh Parkinson
Chuyên gia giải đáp 7 câu hỏi thường gặp về bệnh Parkinson
Hàm lượng dopamine trong cơ thể có thể ảnh hưởng tới tâm trạng, giấc ngủ, trí nhớ, khả năng học tập, tập trung cũng như các chức năng não bộ khác. Đặc biệt, thiếu dopamine trong não có thể liên quan trực tiếp tới bệnh Parkinson - một bệnh thoái hóa thần kinh gây run tay chân, cứng cơ bắp… rất khó chịu.
Triệu chứng cảnh báo thiếu dopamine
Các triệu chứng cảnh báo thiếu dopamine phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này. Ví dụ, một người mắc bệnh Parkinson sẽ gặp các triệu chứng rất khác so với người có nồng độ dopamine thấp do sử dụng các chất kích thích.
Một số dấu hiệu thiếu dopamine do mắc các bệnh thoái hóa thần kinh, trong đó có Parkinson bao gồm: Run tay chân, cứng cơ bắp, khó giữ thăng bằng, táo bón, khó ăn khó nuốt, khó ngủ hoặc suy giảm chất lượng giấc ngủ, hay cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, khó giữ tập trung, tâm trạng thay đổi thất thường, ảo giác, suy giảm ham muốn, thậm chí có suy nghĩ muốn tự tử.
Thiếu dopamine có thể gây ra tình trạng run tay chân, cứng cơ bắp... khó chịu
Những nguyên nhân gây thiếu dopamine
Hàm lượng dopamine thấp có liên quan đến nhiều rối loạn thần kinh, nhưng không trực tiếp gây ra những tình trạng này.
Những nguyên nhân gây thiếu dopamine thường gặp nhất bao gồm: Trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần (bao gồm ảo giác hoặc hoang tưởng), bệnh Parkinson… Người bệnh Parkinson thường bị mất đi các tế bào thần kinh sản sinh dopamine trong những vùng não nhất định.
Ngoài ra, lạm dụng các chất kích thích cũng có thể thể ảnh hưởng đến hàm lượng dopamine. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các chất kích thích có thể thay đổi khả năng kích hoạt các tế bào sản sinh dopamine, khiến cơ thể khó đạt được những tác động tích cực của chúng và luôn cần nhiều dopamine hơn.
Chế độ ăn nhiều đường và chất béo bão hòa có thể ngăn chặn sản sinh dopamin. Ngoài ra, thiếu protein trong chế độ ăn uống cũng có thể gây thiếu hụt l-tyrosine, một loại acid amin giúp tổng hợp dopamine trong cơ thể.
Làm sao để điều trị thiếu dopamine?
Việc điều trị thiếu dopamine sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của tình trạng. Ví dụ, nếu bạn bị thiếu dopamine do các rối loạn thần kinh (trầm cảm, tâm thần phân liệt…) bác sỹ có thể cho bạn dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc giúp ổn định tâm trạng.
Thuốc Ropinirole và Pramipexole có thể làm tăng nồng độ dopamine và thường được kê đơn để điều trị bệnh Parkinson. Thuốc Levodopa thường được dùng cho những người mới được chẩn đoán bệnh Parkinson.
Ngoài dùng thuốc, người bệnh cũng nên thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, tập vật lý trị liệu để cảm thấy hạnh phúc, thoải mái hơn, từ đó cải thiện các rối loạn vận động.
Bổ sung vitamin D, magne và acid béo omega-3 cũng có thể giúp tăng nồng độ dopamine. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định hiệu quả của các chất bổ sung này.
Vi Bùi H+ (Theo Medicalnewstoday)
Gợi ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện giúp giảm run tay chân, cứng cơ và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh Parkinson.
Bình luận của bạn