- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Sỏi gan thường hay bị nhầm với sỏi túi mật vì hai cơ quan nằm rất gần nhau
Mổ sỏi mật có ảnh hưởng gì tới sức khỏe, có gây ra biến chứng gì không?
Người phụ nữ có hơn 2.000 viên sỏi mật do lối sống thiếu lành mạnh
Sỏi mật “thầm lặng” nguy hiểm như thế nào?
Dùng dầu olive, nước chanh có thực sự giúp thải bỏ sỏi mật?
Dưới đây là một vài điều bạn nên nắm rõ về sỏi gan, bao gồm nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng cảnh báo cũng như việc điều trị bệnh sỏi gan nguy hiểm:
Sỏi gan là gì?
Sỏi gan hay còn được gọi là sỏi đường mật trong gan, chúng là những viên sỏi nhỏ hình thành ngay tại các mô hoặc trong các ống gan.
Sỏi gan về cơ bản cũng giống như sỏi túi mật. Chúng cũng có thể gây ra các cơn đau bụng tương tự như sỏi túi mật vì gan và túi mật nằm rất gần nhau. Điểm khác biệt duy nhất là sỏi gan nằm trong gan chứ không phải trong túi mật.
Nguyên nhân gây sỏi gan?
Nguyên nhân gây sỏi gan thường là do cholesterol hoặc sắc tố bilirubin dư thừa trong dịch mật kết tinh thành sỏi. Với người bệnh đã phẫu thuật cắt túi mật, nguy cơ tái phát sỏi vẫn có thể xuất hiện và lúc này chúng sẽ hình thành trong gan - sỏi gan.
Người đã cắt túi mật vẫn có thể bị tái phát sỏi gan
Ngoài ra, các nhà khoa học từ Đại học Bonn (Đức) cho rằng sỏi gan còn có thể hình thành do yếu tố di truyền.
Dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo bệnh sỏi gan
Bệnh sỏi gan có thể gây ra các triệu chứng ngay từ giai đoạn sớm như:
- Đau vùng bụng trên bên phải, có thể lan lên vai phải và ra sau lưng. Cơn đau có thể kéo dài trong vài giờ.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân bạc.
- Các vấn đề tiêu hóa khác, bao gồm đầy hơi, khó tiêu và ợ nóng.
Làm thế nào để chẩn đoán sỏi gan?
Nếu nghi ngờ bệnh sỏi gan, các bác sỹ có thể đề nghị bạn siêu âm hoặc xét nghiệm chức năng gan để chẩn đoán. Siêu âm gan chỉ mất khoảng 30 phút và đây là một quy trình không xâm lấn.
Xét nghiệm chức năng gan sẽ bao gồm một số xét nghiệm máu để đo các chỉ số men gan AST, ALT trong máu. Các kết quả ngày sẽ giúp bác sỹ xác định bạn có bị bệnh sỏi gan hay không.
Phòng ngừa bệnh sỏi gan
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sỏi gan có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm đường mật, tổn thương gan, ung thư đường mật… Do đó, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh sỏi gan bằng cách có chế độ ăn uống lành mạnh, không bỏ bữa và tập thể dục đều đặn.
Những người thừa cân, béo phì cũng nên giảm cân từ từ, lành mạnh và cắt giảm lượng calo đưa vào cơ thể hàng ngày. Lưu ý: Tránh các phương pháp giảm cân nhanh vì chúng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi túi mật, sỏi gan.
Vi Bùi H+ (Theo Amsety)
Với những người mắc bệnh sỏi gan, việc kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược có tác dụng tăng cường chức năng gan, lợi mật… sẽ mang lại nhiều lợi ích cho họ trong việc bào sỏi và ngăn ngừa sỏi tái phát.
Nghiên cứu cho thấy bài thuốc chứa 8 loại thảo dược quý như: Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo có tác dụng giúp tăng cường chức năng gan, lợi mật, chống viêm, nhờ đó giúp giảm nhẹ các triệu chứng đầy trướng khó tiêu, bài sỏi và phòng biến chứng do sỏi gan gây ra.
Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang (chứa 8 thảo dược quý) là giải pháp hỗ trợ điều trị sỏi đường mật hiệu quả, giúp giảm đau bụng, đầy trướng, khó tiêu; Tăng cường chức năng gan; Bào mòn sỏi và phòng ngừa tái phát sỏi.
Bình luận của bạn