Trung bình mỗi ngày có khoảng 20 trẻ bị đuối nước tại Việt Nam
Mỗi ngày có hơn 40 người chết đuối
Để giảm tình trạng trẻ tử vong do đuối nước
Trang bị kỹ năng - hạn chế đuối nước cho trẻ
Thiết bị cảnh báo trẻ đuối nước
Phú Yên: 3 người đuối nước vì tập bơi
Phú Yên: 3 người đuối nước vì tập bơi
Những con số đáng báo động
Cũng theo WHO, đuối nước làm 372.000 người chết mỗi năm tại các quốc gia và là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và thanh niên trên thế giới.
Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê thì đuối nước là yếu tố gây tử vong hàng đầu ở trẻ em trong lứa tuổi từ 5 - 14. Đuối nước và gần đuối nước thường xảy ra ở nhà, nhưng cũng thường ở gần các khu vực ao, hồ và sông ngòi. Nam giới có khả năng bị đuối nước cao gấp hai lần so với nữ giới và trẻ em nông thôn có xu hướng có nguy cơ cao hơn.
Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, tình trạng đuối nước hiện đã giảm so với năm 2010, nhưng vẫn còn cao, đặc biệt là vào dịp hè và mùa bão lũ. Năm 2012, cả nước có hơn 3.300 trẻ em và vị thành niên bị tử vong do đuối nước. Trong đó, hơn 50% trường hợp chết đuối xảy ra ngoài trời do trẻ tắm ở ao, hồ, sông, suối... do không có người lớn đi kèm. Những con số đau lòng này đang khiến Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất khu vực và cao gấp mười lần các nước phát triển.
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất khu vực (ảnh internet)
Theo ông Jeffery Kobza - Quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, hầu hết tất cả các khu vực có nước đều có nguy cơ xảy ra đuối nước, đặc biệt các khu vực ở trong và xung quanh nhà. Đuối nước có thể xảy ra ở bồn tắm, xô đựng nước, ao hồ, sông, kênh ngòi và các bể bơi vì mọi người đều tiếp cận những nơi này hàng ngày. "Việc mất đi hàng trăm nghìn mạng sống bởi những nguyên nhân này là không thể chấp nhận vì chúng ta biết cách dự phòng”, ông Jeffery nói.
Những cái chết không đáng có
Đuối nước trẻ em hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu người dân có ý thức. Nhưng thực tế, phần lớn trẻ em hiện nay không được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Sự nhận thức không đầy đủ dẫn tới thiếu trách nhiệm, bất cẩn và sao nhãng của cha mẹ, thầy giáo, cô giáo... trong việc bảo vệ cho trẻ em. Bên cạnh đó, môi trường sống, học tập, sinh hoạt của trẻ đang thiếu an toàn. Ðã có nhiều trường hợp trẻ em tử vong do không may sa chân xuống hố, cống của một số công trình xây dựng, mà nguyên nhân là do sự cẩu thả, thiếu trách nhiệm của người lớn.
Tập bơi cho trẻ là biện pháp hạn chế đuối nước hiệu quả nhất (ảnh internet)
Báo cáo toàn cầu của WHO là một kêu gọi hành động để tăng cường một cách căn bản các nỗ lực và các nguồn lực nhằm phòng, tránh đuối nước và phác thảo một số hành động mà những nhà hoạch định chính sách quốc gia và các cộng đồng địa phương nên thực hiện, tất cả các hành động này có thể cứu sống nhiều người trẻ tuổi. Đặc biệt, cần có các biện pháp can thiệp ở cấp quốc gia như: Thực hiện các quy định an toàn trong vận chuyển bằng tàu thủy, bằng thuyền, phà nhằm ngăn chặn các tai nạn như lật phà, thuyền.
Đuối nước là một trong những tai nạn có thể phòng tránh được. Do vậy, các bậc phụ huynh hãy nỗ lực phối hợp cùng toàn xã hội phòng chống đuối nước hiệu quả cho con em mình.
Trong đó bố mẹ cần tạo môi trường sống an toàn cho trẻ, cần giám sát, quan tâm đến trẻ, không để bé chơi một mình trong những khu vực có các nguy cơ gây đuối nước; hướng dẫn để trẻ biết bơi, biết xử lý tình huống khi bơi như: Vận động trước khi xuống nước, an toàn trên mặt nước khi bị chuột rút, gặp vùng nước xoáy hay cách sơ cứu người khi bị sặc nước, hướng dẫn các kỹ năng cứu đuối phù hợp với lứa tuổi.
Bên cạnh đó, cần có biển báo, rào chắn, bảo vệ tại các nơi có nguy cơ gây đuối nước cho trẻ. Khi trẻ phải đến trường bằng thuyền, phà bắt buộc phải có phao cứu sinh hoặc có người lớn đưa đi kèm, không cố đi trên thuyền, phà đã quá tải.
Bình luận của bạn