- Chuyên đề:
- Món ngon mỗi ngày
Củ cải trắng: Món ăn bài thuốc cho Tết 2015
Ngải cứu - Rau ăn, vị thuốc quý
Món ăn bài thuốc - trị bệnh mùa lạnh
10 thực phẩm phòng ngừa táo bón
Xưa nay, chúng ta thường chỉ nghĩ bì lợn (heo) là để làm bóng nấu cỗ bàn.
Phân tích trong 100gr bì lợn có 26,4gr chất protein, 22,7gr lipid, 4gr glucid; Các chất khoáng calci, phospho, sắt… Trong bì heo, protein dạng keo chiếm 85% nhiều gấp 2 lần thịt lợn, glucid gấp 4 lần; Còn chất béo thì kém hơn 1/2. Chất protein ở bì chủ yếu là keratin, elastin… và collagen hợp thành. Collagen có vai trò quan trọng đối với nhiều bộ phận của cơ thể: Da, gân, sụn, xương và tổ chức liên kết. Nó cũng có vai trò quan trọng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể và thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể trẻ. Có người gọi nó là thực phẩm của sự tươi trẻ.
Theo Đông y, bì lợn vị ngọt, mặn, tính bình. Có công dụng bổ huyết, thông sữa, mịn da. Dưới đây là một số món ăn thuốc dùng bì lợn.
1. Chữa thiếu máu do mất máu: Bì lợn 20gr, rượu gạo 1 ít đun nhỏ lửa ninh nhừ thì cho ít đường hoa mai.
2. Chè bì lợn hồng táo: Bì lợn 500gr lấy chỗ lông mềm cạo sạch lông. Rửa sạch cho vào nồi đổ nước lượng vừa đủ, ninh kỹ thành keo đặc, cho hồng táo 250gr (bỏ hạt) vào đun nhỏ lửa, cho đường phèn vào quấy đều. Chè sánh keo, nước trong vị ngọt. Có tác dụng bổ khí sinh huyết. Dùng cho người hay bị chảy máu cam, máu lợi.
3. Đu đủ xanh hầm da lợn: Trị đại tràng tính nhiệt (đầy nóng), táo bón, bụng đau đầy hơi, ăn uống không được, người bứt rứt khó chịu.
Đu đủ xanh: 300gr; Da lợn: 200gr; Gia vị vừa đủ.
Đu đủ xanh thêm sữa cho con bú nhuận tràng xổ nước độc và chất độc ở trường vị.
Sách Y học thực loại nói: Da lợn tính lạnh mát, trị bệnh thương hàn nóng sốt, đau trong, bụng đầy tức, người cảm thấy bứt rứt khó chịu.
Đu đủ xanh còn non hạt bên trong còn trắng, gọt vỏ bỏ ruột, chẻ làm tư, rửa sạch để ráo. Da lợn cạo lông rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn. Ninh da lợn khoảng 1 tiếng đồng hồ cho nhừ rồi bỏ đu đủ vào nấu tiếp, khi nào thấy hai thứ chín mềm, nêm gia vị vừa ăn. Ăn riêng hoặc ăn với cơm. Nếu thấy khó ăn thiếu chất ngọt thì có thể thêm một ít xương sống lợn hầm chung. Tuần ăn 3 lần, ăn 3 tuần, khi nào thấy bệnh đỡ thì ngừng ăn.
4. Mọc đông: Bì lợn chọn chỗ lông mềm cạo sạch luộc chín, thái chỉ, băm nhỏ, nhào trộn với giò sống hạt tiêu xay. Viên thành viên tròn, thả vào xoong nước đang sôi luộc chín, vớt ra thả vào nước đun sôi để nguội cho rắn lại.
Lấy bì lợn thái miếng nhỏ cho vào xoong nước luộc thịt đun sôi, vớt bỏ bọt hạ lửa ninh kỹ lọc lấy nước trong, nêm gia vị.
Cho các viên thịt vào bát, chan nước vừa ninh vào, để cho đông lại. Ăn nguội cùng với cơm. Món này có phối hợp thịt với bì lợn để bổ khuyết cho nhau làm tăng tác dụng dinh dưỡng phòng chữa bệnh của cả hai.
5. Canh bóng bì: Trong cỗ bàn có món canh bóng bì lợn phối hợp thêm thịt, tôm và những thức ăn thực vật như: Su hào, cà rốt, đậu Hà Lan, nấm hương… Đó là món ăn tổng hợp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn nữa, nên tính bổ dưỡng rất cao. Có điều kiện thỉnh thoảng nên ăn món này không chờ đến lúc có cỗ bàn lễ Tết nhất là đối với người già, trẻ em, sản phụ cho con bú.
Công dụng khác của bì lợn:
Bề dày, cấu trúc và chức năng của da lợn tương đối giống da người. Các ngành da liễu và mỹ phẩm đã khai thác ưu điểm này của da lợn để nghiên cứu tìm hiểu tác dụng của tia cực tím trên da và quá trình lên sẹo của vết thương, đắp lên vết bỏng phòng chống nhiễm trùng trong khi chờ cấy ghép.
Bình luận của bạn