Thuốc giải độc botulinum được chuyển từ Thụy Sĩ về TP.HCM tối qua, song người đàn ông tử vong khi chưa kịp được dùng. Ảnh: BVCC.
Ngộ độc botulinum: Phòng tránh thế nào?
Mùa Hè, đề phòng các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
Nguy cơ khi cả nước hết thuốc giải độc botulinum
Botulinum độc cỡ nào?
Ngày 25/5, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP.HCM thông tin, vào tối 24/5, bệnh nhân nam 45 tuổi (ngụ thành phố Thủ Đức) là 1/6 bệnh nhân (3 trẻ em và 3 người lớn) ngộ độc botulinum đang điều trị tại viện đã tử vong.
Theo đó, bệnh nhân nhập viện 10 ngày trước, được thở máy, yếu cơ, sau đó diễn tiến nặng và gần như liệt hoàn toàn. Người bệnh được chẩn đoán ngộ độc botulinum type A - là một trong những type rất nặng, nguy cơ tử vong cao.
Vào 20h ngày 24/5, Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã tiếp nhận lọ thuốc giải độc tố botulinum cho người bệnh từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Nhưng trước đó, bệnh nhân này suy hô hấp phải thở máy, sụp mi, yếu tứ chi, cơ hô hấp. Bệnh nhân còn sốt cao liên tục không đáp ứng thuốc hạ sốt, kèm mạch nhanh và huyết áp tụt dần. Đây là biến chứng nặng do độc tố đã ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ, bệnh nhân được hồi sức tích cực chuyên sâu, nhưng không đáp ứng điều trị và tử vong.
Từ ngày 13/5 đến nay, TP.HCM liên tiếp ghi nhận 5 ca bệnh ngộ độc botulinum do ăn chả lụa của người bán dạo và 1 ca do ăn loại mắm để lâu ngày. Trong đó, 3 bệnh nhi là anh em ruột điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, đã được dùng 2 lọ thuốc giải độc cuối cùng, hiện diễn tiến cải thiện. Còn 3 ca còn lại chỉ được điều trị hỗ trợ vì cả nước cạn thuốc giải độc.
Bệnh viện Chợ Rẫy sau đó đã có văn bản khẩn gửi Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM đề nghị khẩn cấp nhập thuốc giải độc BAT cho bệnh nhân cũng như dự phòng tình huống phát sinh ca mới.
Theo các chuyên gia, khi được giải độc sớm trong 48 đến 72 tiếng, bệnh nhân có thể thoát tình trạng liệt, không phải thở máy. Hoặc, bệnh nhân bắt đầu thở máy 1-2 ngày (sau khi ngộ độc) mà được dùng thuốc thì trung bình 5-7 ngày có thể hồi phục và cai máy thở.
Chiều 23/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có buổi làm việc trực tiếp với văn phòng WHO tại Hà Nội và đề nghị phía WHO hết sức hỗ trợ thuốc điều trị ngộ độc botulinum cho Việt Nam.
Ngay sau đó, WHO đã quyết định viện trợ khẩn cấp thuốc BAT cho các bệnh nhân bị ngộ độc botulinum đang được điều trị tại các bệnh viện ở TP.HCM.
Với sự nỗ lực của Cục Quản lý Dược, các cơ quan chức năng của Việt Nam và sự hỗ trợ rất kịp thời của WHO, 6 lọ thuốc BAT được gửi từ kho của WHO tại Thụy Sĩ đã về đến TP.HCM trong ngày 24/5. Ngay sau đó, Bộ Y tế đã phân phối cho Bệnh viện Chợ Rẫy 2 lọ, Bệnh viện Nhân dân Gia Định 1 lọ, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận 3 lọ còn lại.
Ngộ độc botulinum là do một loại vi khuẩn botulinum gây ra, vi khuẩn này sống trong yếm khí, có nghĩa là môi trường không có không khí, nồng độ oxy rất thấp thì con vi khuẩn này mới hoạt động được.
Độc tố botutinum là một chất kịch độc và hiện thuốc duy nhất trung hòa độc tố botulinum là thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT). Tuy nhiên, đây là loại thuốc rất hiếm và đắt đỏ, chỉ có một hãng dược ở Canada sản xuất và có giá lên đến 8000 USD/lọ, nên các bệnh viện không dự trữ hoặc cần Bộ Y tế phê duyệt mua sắm. Điều này dẫn đến khi bệnh nhân có nhu cầu thì không có thuốc dùng, chậm trễ điều trị.
Bình luận của bạn