Biến đổi khí hậu kéo theo hình thái thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt - Ảnh: UNICEF/Pham Ha Duy Linh
Sản xuất hữu cơ – hướng đi bền vững cho rượu vang Prosecco
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
El Nino xuất hiện, dự báo nhiều kỷ lục nắng nóng
Nhiệt độ đại dương phá kỷ lục, nguy cơ khủng hoảng khí hậu
Trẻ em sinh ra trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương ngày nay phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến thảm họa khí hậu cao gấp 6 lần so với thế hệ ông bà của các em. Trong 50 năm qua, tại khu vực này, số trận lũ lụt tăng gấp 11 lần, bão tăng gấp 4 lần, hạn hán tăng gấp 2,4 lần và sạt lở đất tăng gấp 5 lần.
Đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo mới nhất của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Hơn bất kỳ khu vực nào khác, trẻ em nơi đây đang phải vật lộn với nhiều mối nguy hiểm về khí hậu và môi trường chồng chéo.
Biến đổi khí hậu kéo theo nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng cao, cùng các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt nghiêm trọng, lở đất và hạn hán.
Theo phân tích mới nhất, dựa trên Chỉ số rủi ro khí hậu của trẻ em (CCRI), chỉ riêng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đã có hơn 210 triệu trẻ em có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi lốc xoáy; 140 triệu trẻ em có nguy cơ cao bị thiếu nước; 120 triệu trẻ em có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ven biển; và 460 triệu trẻ em bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí.
Biến đổi khí hậu cản trở việc trẻ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nước sạch và vệ sinh. Hơn nữa, trẻ em trong khu vực còn chịu ảnh hưởng bởi những cú sốc về khí hậu và môi trường: Những đợt sóng nhiệt, ô nhiễm môi trường, ngập úng vùng ven sông, bão nhiệt đới và các bệnh lây truyền qua vector.
Ở Việt Nam, 99,5% trẻ em (26,2 triệu em) phải đối mặt với 3 loại sốc về khí hậu trở lên, so với 89% trong khu vực và 73% trên toàn cầu.
Khi những cú sốc chồng chéo này kết hợp với khủng hoảng thiếu lương thực, suy dinh dưỡng và sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm, trẻ em sẽ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là là trẻ em nghèo và trẻ khuyết tật. Cuối cùng, những tác động này còn làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng mà trẻ em đã phải hứng chịu, làm những người nghèo nhất thêm nghèo.
Bà Debora Comin - Giám đốc UNICEF khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho hay: "Cuộc khủng hoảng khí hậu đang đặt cuộc sống của trẻ em trước nhiều nguy cơ, khiến các em bị bỏ lỡ tuổi thơ, quyền được sống và phát triển. Các chính phủ, doanh nghiệp, các nhà tài trợ cần cùng nhau hành động một cách khẩn cấp, giải quyết các trở ngại chính trong quản lý rủi ro thiên tai và áp dụng các dịch vụ thông minh, nhằm thích ứng với khí hậu, để trẻ em có thể lớn lên trong một môi trường an toàn và lành mạnh".
Báo cáo của UNICEF nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải đầu tư vào các dịch vụ và chính sách xã hội thông minh, thích ứng với khí hậu bao gồm giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cung cấp nước sạch và vệ sinh, hệ thống cảnh báo sớm.
Bà Rana Flowers - Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết: “UNICEF đang thúc đẩy cảnh báo sớm và hành động sớm - đưa thông tin đến các cộng đồng để giúp mọi người chuẩn bị và đảm bảo ứng phó thích hợp với các thách thức liên quan đến khí hậu". Dự báo vào cuối năm nay, Việt Nam sẽ phải đối mặt với hiện tượng El Nino và nguy cơ hạn hán. Vì vậy, cần cảnh báo sớm các gia đình, khuyến khích dự trữ nước mưa, đồng thời cung cấp cho người dân các biện pháp thay thế cho nguồn nước sạch.
Khoảng 2 tỷ người, ước tính chiếm 23% dân số toàn cầu, sẽ sống trong điều kiện nhiệt độ nguy hiểm vào cuối thế kỷ này nếu các chính sách khí hậu tiếp tục theo quỹ đạo hiện nay. Đây là kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Sustainability.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các đô thị là nơi đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự gia tăng nhiệt độ nguy hiểm do “hiệu ứng đảo nhiệt". Các tòa nhà, đường sá và cơ sở hạ tầng hấp thụ nhiệt nhiều hơn. Trong một số trường hợp, nhiệt độ thậm chí có thể tăng tới 15 độ C so với các vùng nông thôn, nơi có môi trường tự nhiên như rừng và các hồ nước.
Bình luận của bạn