Nhân viên y tế đang lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức Khỏe+.
Số ca nhiễm tăng đột biến, Ấn Độ cảnh báo về biến thể mới XBB.1.16
Biến thể XBB.1.16: Triệu chứng cảnh báo và các yếu tố nguy cơ
WHO cảnh báo biến thể XBB, XBB.1.5 sẽ dần chiếm ưu thế
TP.HCM ghi nhận sự xuất hiện biến thế phụ XBB của Omicron
Theo đó, ngày 8/4 đến 14/4, 11 trong 13 mẫu giám sát dịch tễ do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thực hiện có kết quả là biến thể phụ mới, ngoài biến thể phụ mới đã được phát hiện tại thành phố gần đây (XBB.1.5), còn có 7 mẫu thuộc các biến thể phụ mới khác bao gồm: XBB.1.9.1, XBB.1.16, XBB.1.16.1.
Những biến thể phụ mới phát hiện tại thành phố cũng là những biến thể phụ đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm các biến thể đáng quan tâm (VOI) hoặc biến thể cần được theo dõi (VUMs).
Điều đáng lo ngại là ngoài 1 biến thể phụ mới thuộc nhóm biến thể đáng quan tâm XBB.1.5 đã xuất hiện tại 95 quốc gia, còn có thêm biến thể phụ XBB.1.16 vừa được WHO xếp vào nhóm biến thể cần được theo dõi. Biến thể phụ này đã xuất hiện tại hơn 20 quốc gia và đang góp phần vào làn sóng ca mắc tăng cao ở Ấn Độ.
Sở Y tế nhấn mạnh việc phát hiện đồng loạt nhiều biến thể phụ mới của Omicron đang thịnh hành trên thế giới có thể giải thích hiện tượng gia tăng đột ngột số ca mắc mới COVID-19 trong mấy ngày qua tại thành phố và ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Hiện nay, chưa có báo cáo từ các nước trên thế giới cho thấy mối liên quan giữa các biến thể đáng quan tâm (VOI) hoặc biến thể cần được theo dõi (VUMs) với tình trạng mắc COVID-19 nặng hơn trên toàn cầu.
Tuy nhiên, Sở Y tế TP.HCM đánh giá, với tình hình thực tế trên cho thấy số ca mắc mới tăng nên sẽ dẫn đến số ca nhập viện tăng là khó tránh. Mặt khác, hầu hết những ca nhập viện đều là người thuộc nhóm nguy cơ (người cao tuổi, có bệnh nền, suy giảm hệ miễn dịch), trong đó có những người chưa tiêm đủ vaccine phòng COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế.
Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân đồng hành cùng chính quyền các cấp, trong chiến dịch bảo vệ người nguy cơ vừa được tái khởi động, duy trì biện pháp 2K (khẩu trang, khử khuẩn) và tiêm vaccine để phòng chống COVID-19.
Theo báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (HCDC), trong ngày 22/4, TP.HCM ghi nhận 193 ca COVID-19 mới (tăng 8 ca so với ngày trước đó), trong đó có 39 ca nhập viện. Trong ngày có 16 ca xuất viện. Hôm 18/4, trong 47 ca mới có 27 trường hợp nhập viện thì đến 24 ca phải hỗ trợ thở oxy và đều thuộc nhóm nguy cơ. Hiện các bệnh viện trên địa bàn thành phố đang điều trị 152 ca COVID-19, trong đó có 52 ca cần hỗ trợ hô hấp.
Trước tình hình số ca mắc COVID-19 tăng nhẹ so với trước đây, Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo ngành y tế thành phố kích hoạt trở lại “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”. Chiến dịch này sẽ được triển khai quyết liệt trong hai tháng 5 và 6 năm 2023.
Để chiến dịch thành công cần có sự tham gia và hưởng ứng của người dân. Trong đó, việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đủ liều và đúng lịch là vô cùng cần thiết, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi…). Vì đây là những đối tượng có nguy cơ bệnh nặng và tử vong cao hơn khi mắc COVID-19.
Bình luận của bạn