Mùa hè người già dễ bệnh: Phòng cách nào đây?

Thời tiết nắng nóng khiến người già dễ mắc bệnh hơn

Bí quyết sống lâu khi bị bệnh đái tháo đường

Người già bị són tiểu khi ho vì sao?

Không uống đủ nước: Người già dễ mắc nhiều bệnh

Chăm sóc bệnh nhân bị tai biến thế nào để nhanh phục hồi?

Các bệnh người cao tuổi hay gặp trong mùa hè

Bệnh tim mạch: Mùa hè nóng nực, người cao tuổi thường bị ra mồ hôi nhiều, nếu không uống đủ nước hoặc ăn ít rau, canh thì cơ thể rất dễ mất nước và chất điện giải. Người già bị mất nước và chất điện giải luên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ tim mạch như tim đập hanh, huyết áp tụt (đặc biệt là ở những người có tiền sử huyết áp thấp).  

Bệnh hô hấp: Vào mùa hè, người cao tuổi cũng có thể cảm lạnh do chế độ sinh hoạt hàng ngày không hợp lý như đang đi ngoài nắng về lại tắm ngay, nếu nhẹ có thể gây viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi, nếu nặng có thể viêm phế quản, viêm phổi.

Bệnh đường tiêu hóa: Thời tiết nóng bức vào những ngày hè dễ làm hỏng thực phẩm do vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Từ đó khiến người già dễ mắc các bệnh về tiêu hóa như: Rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy

Người già dễ bị rối loạn tiêu hóa do ăn phải thực phẩm không đảm bảo

Bệnh xương khớp: Thời tiết nóng nực vào ngày hè và thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng khiến xương khớp đau nhức. Đau nhức xương khớp vào mùa hè ở người cao tuổi thường xuất hiện ở các khớp gối, cột sống thắt lưng, khớp bàn tay, bàn chân. Do không khí oi bức vào mùa hè ngay cả vào buổi đêm làm cho người lớn tuổi bị mất ngủ, trằn trọc thì bệnh đau xương khớp càng tái phát nhiều hơn, nhất là đau các khớp vai gáy, đau nhức khớp gối.

Bệnh về da: Bệnh về da thường gặp vào mùa nắng nóng là viêm da dị ứng gây ngứa. Ngoài ra, người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh zona. Sự thay đổi nhiệt độ của mùa hè kèm theo sức đề kháng giảm là những điều kiện tốt cho loại virus gây bệnh zona tái phát.

Người già dễ bị ngứa da, viêm da vào mùa hè

Cách phòng bệnh mùa hè

Những người cao tuổi có sức khỏe kém hay mắc các bệnh mạn tính thì cần hết sức lưu ý là không tắm nước lạnh hoặc dùng điều hòa ở nhiệt độ thấp, nhất là đang nóng, ra nhiều mồ hôi mà vào phòng điều hòa thấp đột ngột. Người cao tuổi nên tắm nước ấm và dùng quạt, nếu ở phòng máy lạnh thì nên để ở 27 – 28 độ C, không quá chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời.

Không nên dùng thực phẩm lạnh quá (chè đá, uống nước có đá hoặc dùng hoa quả lấy ra từ tủ lạnh...). Nên ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh, uống nhiều nước, ăn đủ bữa để có thể cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất tự nhiên cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Các bài tập dưỡng sinh giúp người già khỏe mạnh hơn

Hàng ngày nên xoa bóp nhẹ các bắp cơ, vùng xương khớp. Nếu còn đủ sức khỏe thì nên tham gia các bài tập thể dục dành cho người cao tuổi như: Tập thể dục dưỡng sinh hoặc đi bộ... 

Người cao tuổi mắc bệnh mạn tính cần uống thuốc theo đơn của bác sỹ. Người cao tuổi nên nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, đi ngủ đúng giờ, đủ giấc và không nên suy nghĩ miên man làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Đồng thời, cần tạo cho mình một cuộc sống vui vẻ, thoải mái, thường xuyên nghe nhạc, nghe đài, xem phim hài, tham gia các câu lạc bộ dành cho người cao tuổi...

Ngoài các loại thuốc điều trị bệnh, người cao tuổi cũng nên sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh, tăng cường sức đề kháng... để phòng tránh bệnh tật, sống vui sống khỏe mỗi ngày.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già