Bác sỹ Trần Văn Phụng – Trạm Trưởng TYT phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hơn 25.000 trẻ Hà Nội được tiêm vaccine Sởi - Rubella
Học sinh nhập viện sau khi tiêm vaccine Sởi - Rubella
Hà Nội phát động chiến dịch tiêm chủng vaccine Sởi - Rubella
Bệnh sởi và bệnh rubella: những điều mẹ cần biết
Những lưu ý khi tiêm vaccine sởi
Dù đã là ngày cuối cùng của Chiến dịch tiêm vaccine Sởi-Rubella đợt 1, TYT phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội vẫn tiếp nhận tiêm chủng cho nhiều trẻ em từ 1-5 tuổi trên địa bàn.
Trò chuyện với PV, chị N.T.D (30 tuổi, làng Mễ Trì Hạ) cho biết: “Tôi đưa cháu đi tiêm chủng vì nhận được giấy mời của trạm, ban đầu cũng không định đi vì nghe nói có trường hợp tiêm nhầm và sợ nguy hiểm cho con, nhưng bạn bè tôi ai có con tầm 1-5 tuổi đều đã cho con đi tiêm và không xảy ra phản ứng gì nên tôi đã hoàn toàn yên tâm cho con đi tiêm chủng”.
Bác sỹ Trần Văn Phụng – Trạm Trưởng TYT phường Mễ Trì, cho biết, kể từ khi bắt đầu Chiến dịch, TYT đã tiêm được cho 730 trẻ (đạt 87% mục tiêu), trong đó chỉ có 2 trẻ bị sốt nhẹ, không có biến chứng nguy hiểm.
PGS.TS. Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM.
Mặc dù vaccine Sởi-Rubella được đánh giá là an toàn và ít biến chứng, TYT vẫn chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và nhân sự để ứng phó kịp thời khi trường hợp xấu xảy ra, BS. Phụng cho biết.
Bên cạnh đó, trong quá trình tiêm, cán bộ y tế phải thực hiện đúng quy trình tiêm chủng an toàn bao gồm: bảo quản vaccine đúng quy định, sử dụng dung môi của cùng nhà sản xuất, trước khi tiêm phải khám sàng lọc cho trẻ để có chỉ định hoãn tiêm hoặc chống chỉ định, thực hiện vô khuẩn trong tiêm chủng. BS. Phụng cho biết, việc thực hiện các quy định này tại trạm đều được cán bộ của Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm giám sát rất chặt chẽ.
Các trẻ khi đến tiêm sẽ được khám phân loại rất kỹ lưỡng
Nhận định về sự việc tiêm nhầm nước cất cho 60 trẻ ở Quảng Ngãi, BS. Phụng cho biết, cán bộ y tế của trạm đã được tập huấn rất kỹ lưỡng trước khi Chiến dịch được triển khai. “Khi sự việc này xảy ra, với cương vị là người lãnh đạo, tôi đã yêu cầu tất cả cán bộ phải nâng cao sự chú ý, tránh để xảy ra bất kỳ sai sót nào trong quá trình tiêm chủng làm ảnh hưởng đến các cháu”.
Trên tay bế đứa con 2 tuổi chuẩn bị ra về, chị P.V.T (35 tuổi, làng Đình Thôn) tỏ ra rất hài lòng với quy trình tiêm vaccine Sởi-Rubella tại trạm: “Nói chung các bác sỹ tư vấn nhiệt tình, cháu nào đang bị ốm sốt thì được hoãn và tiêm vào đợt sau. Từ khi chờ khám đến khi tiêm xong thì không mất nhiều thời gian, nhưng phải ở lại chờ 30 phút để các bác sỹ theo dõi phản ứng sau tiêm”.
Không chỉ TYT phường Mễ Trì mà toàn bộ các TYT khác trong quận Nam Từ Liêm đều được tập huấn và chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước chiến dịch, BS. Phụng cho biết.
Hy vọng những thông tin PV đã cung cấp sẽ giúp cho các bậc phụ huynh yên tâm phần nào và quyết định đưa con em mình đi tiêm vaccine Sởi-Rubella để tránh mắc phải 2 loại bệnh nguy hiểm này. Đợt 2 của Chiến dịch sẽ bắt đầu được triển khai từ tháng 11.
- Vaccine Sởi-Rubella và dung môi được bảo quản ở nhiệt độ từ +2 đến +8 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Vaccine và dung môi được đựng trong lọ riêng. Lọ vaccine màu đen, lọ dung môi màu trắng.
- Trước khi tiêm, nhân viên y tế phải trộn vaccine và dung môi: Đầu tiên rút hết dung môi vào bơm kim tiêm. Tiếp theo bơm dung môi vào lọ vaccine rồi lắc đều. Vaccine và dung môi sau khi phối trộn có màu đen
- Dùng kim tiêm rút đúng liều lượng hỗn hợp vaccine và dung môi đã phối trộn, sau đó tiêm cho trẻ.
- Một lọ vaccine đã trộn dung môi tiêm được 10 mũi.
Lê Nga
Thông tin rất hữu ích!