Mùi của "xì hơi" có thể giúp phát hiện tình trạng bệnh tật
Chữa bệnh thông thường không cần thuốc
Kháng sinh thông thường có thể chữa khỏi dịch hạch
Nguy hại khi dùng quá liều các loại thuốc thông thường (P1)
Nguy hại khi dùng quá liều các loại thuốc thông thường (cuối)
“Xì hơi”
Không mấy ai nghĩ rằng loại mùi khi “xì hơi” của con người lại có thể phản ánh tình trạng bệnh tật của cơ thể.
Thông thường, con người “xì hơi” nhiều lần trong ngày và có mùi “chấp nhận được”. Nếu như có mùi lạ, mùi “kinh khủng” và “hương” bay xa, lâu tan, thì đó là dấu hiệu của một hệ tiêu hóa có vấn đề.
Nếu bạn bị "nặng mùi" thì rất có thể hệ tiêu hóa đã không hoạt động tốt
Ngũ cốc nguyên cám, các sản phẩm sữa có lactose, những thức phẩm giải phóng lưu huỳnh như trứng và súp lơ xanh đặc biệt khó phân hủy. Khi chúng lên men trong ruột sẽ hình thành những hơi đáng sợ như ở trên.
Bạn cũng dễ xì hơi có mùi "kinh khủng" nếu bị táo bón hoặc tiêu chảy. Cả hai tình trạng này đều cho thấy nhu động ruột bất thường (quá chậm hoặc quá nhanh), dẫn đến thời gian lên men kéo dài hơn và tiêu hóa kém hơn.
Tình trạng nghiêm trọng là khi: Xì hơi có mùi hôi kèm theo sụt cân nhiều (hơn 5% cân nặng ban đầu trong một tháng) có thể là dấu hiệu của hấp thu kém và/hoặc bệnh tiêu chảy mỡ. Bạn cần phải đi gặp bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác.
Điều trị: Chưa có cách điều trị mùi nhưng bạn có thể làm giảm kích thích nhu động ruột bằng cà phê (với người bị táo bón), trà hoa cúc (với người bị tiêu chảy).
Phỏng nước
Các “bong bóng” nước nhỏ được hình thành khi lớp ngoài cùng của da bị tổn thương do cọ sát hoặc khi da tiếp xúc với hóa chất hoặc nhiệt.
Phỏng nước do nhiệt độ
Phỏng nước cũng thường gặp trong triệu chứng của một số bệnh như thủy đậu. Phỏng nước rất hay gặp ở phụ nữ do phái yếu có một tình yêu bất tận với giày nhỏ.
Phỏng nước là nghiêm trọng khi: Chất dịch trong nốt phỏng nước có màu vàng và nốt phỏng nước vỡ ra, gây đau hoặc tái phát. Đây là những dấu hiệu của nhiễm trùng, theo Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ. Nốt phỏng do dị ứng, bỏng nước hoặc bỏng lửa cũng cần được chăm sóc bằng y tế ngay lập tức.
Trị bỏng: Khi phát hiện một vết phỏng bất kỳ mà chưa vỡ ra, bạn nên xả nước mát cho đến khi hết rát. Bôi một lớp mỏng sáp có chứa chất làm mềm da như allantoin để ngăn trầy xước ở bàn chân. Nếu nốt phỏng đã hình thành, hãy bảo vệ nó bằng một loại gel bôi nào đó. Ngoài ra, nên giữ nguyên lớp da ở nốt phỏng không để bị vỡ vì nó sẽ là hàng rào bảo vệ tự nhiên và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Tuyệt đối không chữa mẹo như bôi nước mắn hay kem đánh răng lên để làm dịu, vết phỏng cần được để khô ráo và sạch sẽ, tránh nhiễm trùng.
Nhức mắt
Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc, là tình trạng viêm lớp màng trong suốt che phủ mắt và mặt trong mi mắt. Bệnh thường do dị ứng, khô mắt hoặc nhiễm trùng. Viêm kết mạc virus thường kèm theo chảy nước mắt nhiều, trong khi viêm do vi khuẩn thường có rỉ mắt màu vàng xanh và đặc hơn.
Nhức mắt là tình trạng nghiêm trọng khi: Các triệu chứng như đỏ và sưng mắt nặng lên hoặc kéo dài. Viêm kết mạc virus có thể tạo thành lớp giả mạc ở mặt trong của mi mắt. Lớp giả mạc này cọ sát và gây xước giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực.
Trị nhức mắt: Việc đầu tiên bạn cần làm ngay là thay kính áp tròng và đi đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra. Bạn sẽ được phát các thuốc nhỏ mắt theo đơn và thuốc nhỏ bôi trơn mắt để sát trùng.
Bạn phải đặc biết lưu ý, tránh những loại thuốc có công dụng “làm trắng” mắt. Những thuốc này có tác dụng co mạch máu, do đó, khi ngừng thuốc, mắt sẽ bị đỏ trở lại.
Bình luận của bạn