Muốn tránh bỏng lửa khi nấu ăn: Hãy giữ bếp an toàn

Vệ sinh bếp thường xuyên giúp phòng ngừa bỏng do lửa khi nấu ăn hiệu quả

Xử lý bỏng nhẹ do lửa bằng các nguyên liệu sẵn có trong căn bếp

Các mức độ bỏng do lửa và cách sơ cứu

5 cách giúp trị sẹo bỏng hiệu quả

Các loại bỏng thường gặp và các mức độ bỏng bạn nên nắm rõ

Bỏng do lửa trong khi nấu ăn là tai nạn thường gặp trong cuộc sống, đặc biệt khi bạn làm nội trợ hay đầu bếp, phục vụ trong hàng ăn... Dưới đây là một số chỉ dẫn giữ bếp an toàn bạn cần luôn luôn phải ghi nhớ trong khi làm công việc bếp núc để tránh bị bỏng lửa:

Chọn bếp an toàn

Bếp than, bếp trấu, bếp củi… là những loại bếp truyền thống được sử dụng từ lâu. Tuy nhiên, các loại bếp này không chỉ tốn nhiên liệu, gây ô nhiễm môi trường mà còn làm tăng nguy cơ bị bỏng lửa cao. Vì vậy, các loại bếp này hiện nay cũng ít được sử dụng hơn.

Bếp gas được sử dụng phổ biến nhất trong các gia đình người Việt vì giá cả phải chăng, dễ sử dụng, điều chỉnh ngọn lửa chính xác... Tuy nhiên, ngọn lửa bếp gas có thể gây bén các vật liệu dễ cháy xung quanh bếp dẫn tới rủi ro về bỏng lửa và cháy nổ lớn. Ngoài ra, bình gas cũng có nguy cơ rò rỉ gây ngộ độc khí gas và cháy nổ.

Để khắc phục những nhược điểm của các loại bếp nói trên, các nhà sáng chế đã cho ra đời bếp điện, bếp halogen (hồng ngoại hay quang nhiệt), bếp điện từ và bếp kết hợp (bếp điện kết hợp với bếp từ, bếp gas kết hợp với bếp từ...) được cho là an toàn hơn cho người sử dụng.

Nếu có điều kiện, bạn nên lựa chọn các loại bếp mới này, nhưng vẫn luôn phải thận trọng để đề phòng nguy cơ rò rỉ điện và bỏng điện.

Giữ bếp sạch sẽ

Nấu nướng thường xuyên dẫn đến việc tích tụ các vụn thực phẩm và dầu mỡ thừa có thể dễ cháy, nhất là khi bạn sử dụng bếp gas. Vì vậy, hãy luôn lau sạch bếp sau khi sử dụng, đặc biệt sau khi bạn nấu các món nhiều dầu mỡ.

Các loại bếp khác nhau đòi hỏi kỹ thuật làm sạch khác nhau.

- Với bếp điện, bếp từ và bếp hồng ngoại, bạn có thể dùng dung dịch nước và baking soda để lau sạch các bề mặt.

- Đối với bếp gas, hãy nhấc các kiềng sắt ngâm trong dung dịch nước rửa bát khoảng 10 - 15 phút, dùng bàn chải nhỏ cọ sạch các vật bám dính. Khi lau sạch bề mặt bếp gas, bạn luôn chắc chắn rằng bếp đã nguội hẳn và van gas đã được khóa lại. Sau đó cho mâm chia lửa vào chậu nước ấm nhẹ nhàng cọ sạch. Úp ngược bộ mâm chia lửa lên một chiếc khăn khô sạch để chúng khô hoàn toàn.

Giữ dụng cụ nấu ăn sạch sẽ

Giống như bếp nấu, dầu mỡ và vụn đồ ăn cũng có thể dễ dàng mắc kẹt trong các dụng cụ nấu ăn khác như lò nướng, lò vi sóng, chảo rán, xoong nồi, xẻng lật thức ăn... và dễ dàng bắt lửa. Bạn cũng nên vệ sinh các dụng cụ này thường xuyên bằng các sản phẩm tẩy rửa tự chế như hỗn hợp baking soda trộn với nước, nước chanh, giấm...

Lắp đặt máy dò khói

Nếu có điều kiện, hãy lắp đặt máy dò khói trong căn bếp và các phòng khác trong nhà hoặc cửa hàng của bạn. Bạn nên kiểm tra chúng thường xuyên để đảm bảo chúng còn hoat động tốt.

Rút phích cắm đồ điện gia dụng khi không sử dụng

Ngay cả khi các thiết bị điện dùng trong căn bếp đã bị tắt nhưng vẫn có thể gây cháy nổ nếu còn được cắm điện. Trong nhiều trường hợp, bình siêu tốc, máy xay sinh tố, lò nướng... gặp trục trặc về dòng điện, chúng có thể bị chập điện, gây cháy nổ, bén lửa vào các vật khác và khiến bạn gặp nguy hiểm kể cả bỏng lửa lẫn bỏng nhiệt. Vì vậy, bạn hãy rút hết các loại phích cắm đồ điện trong căn bếp khi không sử dụng.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp