Jill Wood, một giảng viên của ngành nghiên cứu phụ nữ của bang Penn đã có bằng thạc sĩ nghiên cứu kinh nguyệt và sức khỏe kinh nguyệt nói rằng bà không sử dụng băng vệ sinh để đề phòng những rủi ro và tạo sự an toàn cho bản thân. Bà cho biết các công ty băng vệ sinh đánh giá thấp tác động của dioxin. Hầu hết các nhà sản xuất băng vệ sinh nói rằng đều an toàn và có mức độ dioxin rất thấp, gần như không thể phát hiện.
Điều đó có thể đúng nhưng chỉ cần một lượng nhỏ dioxin cũng có thể gây tình trạng nhiễm độc, bởi chúng tích lũy trong cơ thể chúng ta trong suốt cuộc đời và nó không thể được cơ thể tự đào thải như những chất độc khác. Nếu ăn phải thực phẩm có độc tố dioxin là một chuyện nhưng đặt chúng ở âm đạo phụ nữ lại là một vấn đề hoàn toàn nghiêm túc khác.
Tiến sĩ Ilya Sandra Perlingieri, nguyên giáo sư Đại học San Diego và là tác giả cuốn sách “Khủng hoảng tử cung” khẳng định dioxin không an toàn vì phụ nữ đã sử dụng rất nhiều băng vệ sinh. Theo như một cuộc khảo sát của ông, phụ nữ sử dụng từ 11 đến 12000 băng vệ sinh trong chu kỳ cuộc sống của họ, thậm chí còn nhiều hơn. Tất cả dioxin đi vào máu của phụ nữ, kết hợp với những gốc tự do trong một phần cơ thể để gây độc.Với sự tràn lan các băng vệ sinh không có nhãn mác cũng như các thành phần đã khiến cho nhiều phụ nữ bị tự vong do bị hội chứng sốc độc.
Tháng 11/2013, một bé gái 14 tuổi Natasha Scott Falber tại Anh đã tử vong vì hội chứng sốc nhiễm độc do dùng băng vệ sinh. Tiến sĩ Perlingieri cho biết những phụ nữ đang gặp nhiều rủi ro khi dùng băng vệ sinh chất lượng kém. Theo ông, tất cả băng vệ sinh đểu được tẩy trắng bằng Clo. Đây là một chất tẩy trắng dù ở trong máy giặt, hồ bơi hoặc trong giấy vệ sinh, chúng dều phân hủy thành một chất hóa học chết người là dioxin.
Hội chứng sốc độc là một bệnh nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm nhưng đôi khi nó bị chuẩn đoán nhầm bởi các triệu chứng giống như bệnh khác và bởi vì chúng rất hiếm khi xảy ra.
Hội chứng sốc độc gây sốt cao đột ngột, giảm lớn trong huyết áp dẫn đến chóng mặt và rối loạn và đôi khi nôn mửa và tiêu chảy. Nếu không biết rõ các thành phần hóa học của băng vệ sinh, hoặc không biết rõ độc tính của sản phẩm mà chúng có thể liên quan đến quá trình gây hội chứng sốc độc thì sẽ là một sai lầm nghiêm trọng.
Theo giáo sư Perlingieri, băng vệ sinh không đạt chuẩn là một trong những lý do cho vấn đề tăng cường độc tố ở âm đạo, gây viêm nhiễm và tử vong.
Cuối năm 2013, ở Việt Nam đã thu giữ được nhiều xe tải vận chuyển hàng trăm nghìn miếng băng vệ sinh không rõ nguồn gốc, nhãn mác. Đồng thời các hóa chất được sử dụng trong băng vệ sinh và tã đã dấy lên những mỗi lo ngại trên toàn thế giới. Điều này đặt ra những câu hỏi và những cảnh báo về sự an toàn của nhiều sản phấm thương mại có sẵn, quy trình sử dụng hóa chất sản xuất cũng như các vấn đề xử lý môi trường rác thải.
Bình luận của bạn