Lưu ý khi sử dụng tã vải cho con

Chi phí dùng tã vải tiết kiệm hơn so với dùng tã giấy

Nên dùng bỉm giấy hay bỉm vải cho trẻ sơ sinh?

Tất cả những điều cần biết về hăm tã ở trẻ

Phương pháp tự nhiên mẹ cần biết để trị hăm tã cho trẻ

Trị hăm tã theo cách dân gian cho trẻ

Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh đơn giản với dầu mè

Chuẩn bị đầy đủ tã vải

Bạn sẽ cần sắm khoảng 10 – 12 chiếc tã vải (hay bỉm vải) nếu muốn bé luôn có sẵn tã sạch để dùng. Theo từng giai đoạn, số lượng tã mà bé yêu cần dùng sẽ giảm dần. Chẳng hạn, các bé mới sinh sẽ cần khoảng 10 – 12 tã, trong khi các bé ở giai đoạn từ 3 tháng trở lên chỉ cần 8 - 10 tã, các bé lớn hơn thì cần khoảng 6 tã. Lưu ý: Chú ý đến size của tã, vì trẻ sơ sinh lớn rất nhanh, nên mẹ không cần trữ quá nhiều tã cùng 1 size. 

Cha mẹ nên chuẩn bị đầy đủ tả vãi cho con

Lưu ý khi chọn tã vải

Cha mẹ nên chọn các loại tã vải có chất liệu từ 100% cotton. Có nhiều loại tã vải khác nhau và mẹ có thể tùy theo nhu cầu sử dụng mà chọn lựa.

Tã vải không có miếng lót: Loại tã này có các nút bấm dọc hai bên giúp điều chỉnh kích thước tã và có lớp ngoài cùng là vải chống thấm. Tuy nhiên, nó không có miếng lót nên chỉ dùng được cho 1 - 2 lần đi tiểu của bé.

Cha mẹ cần lựa chọn tã vải phù hợp với nhu cầu sử dụng

Tã vải có miếng lótLoại tã này vừa có độn thêm miếng lót trong tã, vừa có lớp ngoài cùng chống thấm. Đây là loại tã vải phổ biến mà nhiều mẹ chọn mua. Một số miếng tã sẽ có khe hở để mẹ độn thêm miếng lót vào trong lòng tã, một số miếng tã được may kín và chỉ có thể điều chỉnh kích thước, không lót thêm miếng lót được.

Loại tã vải kết hợp: Không chỉ có thể chèn thêm miếng lót tã bằng vải, bạn cũng có thể sử dụng miếng lót sơ sinh dùng một lần cho loại tã này để tăng hiệu quả thấm hút.

Lưu ý giặt và phơi tã vải

Tã vải cần được giặt, phơi nắng kỹ vì nếu giặt không sạch, phơi không khô thì sẽ làm hăm hoặc tổn thương da của bé. Nên giặt tã bằng nước ấm với lượng ít xà phòng, tốt nhất là dùng xà phòng thơm. Dùng quá nhiều xà phòng có thể làm bề mặt tã bị xơ hoặc không hết mùi xà phòng. Nếu tã vải bị bẩn, bạn cần gột bỏ phần dính bẩn (phân) trên tã trước khi cho vào máy giặt.

Mẹ nên lưu ý giặt tã và phơi tã tách biệt với quần áo khác

Có thể dùng bàn chải cùng với nước xà phòng hoặc vòi xịt để chà/gột sạch vết bẩn trên tã sau đó dùng xà phòng thơm để giặt tã; Tránh dùng nước xả vải khi giặt tã vì thành phần của nước xả vải có thể lưu trên bề mặt tã, khiến bé dễ bị hăm…

Tã vải không có hiệu quả chống hăm nhiều hơn tã giấy

Trên thực tế, tã vải không có tác dụng chống hăm nổi bật so với tã giấy. Đôi khi, việc sử dụng các lớp vải dày trong tiết trời nóng lại có thể kích thích bé chảy nhiều mồ hôi và hăm tã nhiều hơn.

Dùng tã vải không tiện lợi bằng tã giấy

Về độ tiện lợi, tã giấy chiếm ưu thế hơn hẳn, bởi nó chỉ sử dụng một lần, dễ dàng thay, thấm hút tốt và cho phép bé ngủ thoải mái qua đêm. Trong khi bỉm vải sau mỗi lần dùng phải giặt sạch, phơi ở nơi nhiều nắng để giúp diệt vi khuẩn. Bạn có thể bị thiếu bỉm vải thay vào những hôm thời tiết nồm ẩm.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ