Những quy tắc giặt giũ giúp bạn mạnh khoẻ mùa cúm

Giặt giũ quần áo không chỉ là công đoạn giúp làm sạch mà còn bảo vệ sức khoẻ

Bao lâu mới phải giặt giũ, lau chùi?

Lý do vì sao nên giặt quần áo mới trước khi mặc

Cách giặt quần áo cho trẻ sơ sinh an toàn và nhanh gọn

15 sai lầm mọi người thường mắc khi giặt quần áo

Nhà vi sinh vật học Jason Tetro, tác giả của 2 cuốn sách nghiên cứu về vi sinh vật: "The Germ Code" và "The Germ Files", đã từng đưa ra nhận định sâu sắc về vai trò của quần áo trong việc lây lan vi khuẩn. Theo ông, quần áo, với cấu trúc xốp đặc trưng, về bản chất giống như một môi trường nuôi cấy vi sinh vật cố định. Bất kỳ vật chất nào tiếp xúc với bề mặt quần áo đều có khả năng bám dính và lưu lại trên đó.

Vi khuẩn lây lan cho người bệnh thông qua quần áo như thế nào?

Theo chuyên gia Tetro, quần áo có thể trở thành môi trường sinh sôi của vi khuẩn khi tiếp xúc với các bề mặt ô nhiễm hoặc đơn giản chỉ qua quá trình tiếp xúc với không khí. Sự có mặt của độ ẩm, đặc biệt là mồ hôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám vào và sinh sôi trong các sợi vải. Dù vậy, việc vi khuẩn bám trên quần áo chưa chắc đã dẫn đến nhiễm bệnh.

Để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, cần có một tác động vật lý làm chúng tách khỏi sợi vải và lơ lửng trong không khí, từ đó mới có cơ hội xâm nhập qua các đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với các vết thương hở. Lúc này, khi chạm vào quần áo, vi khuẩn có thể bám vào tay và từ đó xâm nhập vào cơ thể qua các bộ phận như mũi và miệng.

Vi khuẩn và virus sẽ lưu lại trên quần áo thông qua tiếp xúc, giao tiếp

Vi khuẩn và virus sẽ lưu lại trên quần áo thông qua tiếp xúc, giao tiếp

Vi khuẩn có thể sống được bao nhiêu lâu trên quần áo?

Khả năng tồn tại của vi sinh vật trên quần áo và các bề mặt khác nhau tùy thuộc vào từng loại. Cụ thể, vi khuẩn và nấm có thể "sinh tồn" trong môi trường vải trong thời gian khá dài, thậm chí lên đến 90 ngày. Ngược lại, virus thường có tuổi thọ ngắn hơn đáng kể. Nhưng theo chuyên gia Tetro, norovirus có khả năng tồn tại trong suốt 1 tháng trong hầu hết mọi điều kiện. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng đã xác nhận tính lây lan cực kỳ cao của căn bệnh này. Thậm chí chỉ một lượng virus nhỏ cũng đủ để gây bệnh.

Tuy nhiên PGS. TS. Anna Liu thuộc khoa Y - Bệnh truyền nhiễm của Đại học Stanford (Mỹ) nhận định, đối với hầu hết các loại virus đường hô hấp, quần áo không phải nguồn lây chính. Sự lây nhiễm thông qua hô hấp như ho, hắt hơi vào không khí mới là cách phổ biến nhất để vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh.

PGS.TS. Liu nhấn mạnh: "Ô nhiễm bề mặt là con đường lây truyền chính sang người khác". Thêm vào đó, khác với các virus đường hô hấp, norovirus không bị tiêu diệt bởi các chất khử trùng tay thông thường hoặc chất tẩy rửa có cồn.

Loại quần áo nào có xu hướng “tích trữ” nhiều vi khuẩn?

Chất liệu vải đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thời gian sống sót của vi khuẩn trên quần áo. Theo một số nghiên cứu, vải tổng hợp như polyester sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn cho sự tồn tại của vi khuẩn so với các loại vải tự nhiên như bông và len. Điều này có thể giải thích bởi cấu trúc hóa học đặc trưng của vải tổng hợp. Được sản xuất từ các hợp chất hóa dầu, vải tổng hợp thường có bề mặt trơn nhẵn và ít thấm hút. Đặc tính này giúp vi khuẩn dễ dàng bám dính và sinh sôi, đồng thời hạn chế khả năng loại bỏ chúng bằng các phương pháp thông thường.

Vậy giặt quần áo thế nào để loại bỏ chúng?

Bật chế độ “nóng” trên máy giặt và máy sấy

"Nhiệt độ cao chính là “kẻ thù” số một của vi khuẩn", chuyên gia Tetro khẳng định. Theo các nghiên cứu, hầu hết các loại vi khuẩn đều bị tiêu diệt hoàn toàn khi tiếp xúc với nhiệt độ trên 60 độ C. Áp dụng nguyên lý này vào cuộc sống, việc giặt giũ quần áo ở nhiệt độ cao nhất có thể và sấy khô bằng chế độ nhiệt độ cao sẽ là biện pháp hiệu quả để khử trùng, đảm bảo vệ sinh cho quần áo.

Hiện nay, rất nhiều hãng máy giặt cải tiến chế độ giặt, nhiệt độ nước. Để loại bỏ vi khuẩn, nên sử dụng chế độ giặt trên 60 độ C.

Hiện nay, rất nhiều hãng máy giặt cải tiến chế độ giặt, nhiệt độ nước. Để loại bỏ vi khuẩn, nên sử dụng chế độ giặt trên 60 độ C.

Sử dụng chất tẩy rửa có chứa enzyme

Nên sử dụng bột giặt, nước giặt,… có chứa loại enzym được gọi là lipase bởi các enzym này có tác dụng phân huỷ vi khuẩn.

Thêm thuốc tẩy oxy

Chất tẩy trắng oxy với thành phần chính là hydrogen peroxide, hoạt động dựa trên cơ chế oxi hóa mạnh mẽ. Khi hòa tan trong nước, hợp chất này giải phóng các phân tử oxy, giúp phân hủy các vết bân và vi khuẩn gây mùi. Nhờ tính chất tương đối an toàn, sản phẩm này thích hợp cho hầu hết các loại vải.

Vệ sinh lồng giặt 

Lồng giặt cũng có thể nhiễm khuẩn vì vậy nên vệ sinh bằng cách chạy máy giặt rỗng ở chế độ nước nóng cùng thuốc tẩy 1 tháng 1 lần để bảo vệ sức khoẻ.

Sử dụng bàn là hoặc máy hấp

Ủi hoặc hấp quần áo ở nhiệt độ đủ cao có thể tiêu diệt hiệu quả nhiều loại vi khuẩn. Để tận dụng tối đa lợi ích của cách làm này, người dùng nên tham khảo hướng dẫn sử dụng của thiết bị và lựa chọn nhiệt độ phù hợp. Đặc biệt, đối với những trang phục dễ bị nhiễm khuẩn như vest hoặc áo khoác, ủi hoặc hấp là một giải pháp đơn giản và hiệu quả.

 
Hà Chi (Theo HuffPost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp