- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Bà bầu không nên siêu âm thai quá nhiều
Siêu âm, đo điện tim tầm soát bệnh tim mạch miễn phí
Bà bầu nên siêu âm bao nhiêu lần khi mang thai?
Cảnh báo siêu âm không chuyên làm hại thai nhi
Siêu âm thai – Nỗi hãi hùng của các ông bố bà mẹ
Chọn thời điểm siêu âm - rất quan trọng!
Thực tế, có nhiều bà mẹ chủ quan cho rằng siêu âm thai vào thời điểm nào cũng được. Nếu đã là dị tật thì chỉ cần qua máy siêu âm sẽ phát hiện ra ngay lập tức. Nhưng sự thật hoàn toàn không như các mẹ nghĩ. Có những dạng dị tật chỉ được phát hiện qua siêu âm vào một thời điểm nhất định của thai kỳ. Ngay cả khi máy móc tốt, siêu âm đúng thời điểm mà bác sỹ chẩn đoán dị tật thiếu kinh nghiệm cũng khó có thể phát hiện được những dấu hiệu bất thường ở thai nhi.
Trường hợp siêu âm muộn, dị tật có thể trở nên nặng hơn do người mẹ không biết để điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập và sinh hoạt. Khi đó tuổi thai cũng đã trễ để thực hiện đình chỉ thai nghén. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc chăm sóc em bé sau này.
Những mốc siêu âm quan trọng
TS Lê Anh Tuấn - Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán trước sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết: "Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, nếu không có gì bất thường, thai phụ chỉ cần siêu âm 3 lần là đủ để biết bé có khỏe hay có dị tật gì không. Trường hợp đủ ngày sinh nhưng thai phụ vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ, có thể siêu âm thêm lần thứ 4, lần thứ 5 để đánh giá quá trình chuyển dạ, khối lượng nước ối... Trong giai đoạn thai nhi chưa ổn định về mặt cấu trúc cơ thể này, không có gì đảm bảo chắc chắn rằng thai nhi không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ loại tia nào (kể cả tia X). Chưa kể đến việc siêu âm nhiều cũng gây ra mệt mỏi cho thai phụ khi phải đi lại, chờ đợi, lo lắng và tốn kém về kinh tế".
Siêu âm thai là rất cần thiết để biết em bé của bạn có phát triển bình thường hay không
Sau đây là 3 mốc siêu âm được coi là bắt buộc để xác định thai có phát triển bình thường hay không:
Từ 11 - 12 tuần: Đây là thời điểm duy nhất có thể đo độ mờ phía sau da gáy của thai nhi nhằm dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể nguy hiểm (gây bệnh down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…). Chỉ số này càng cao thì mức độ nguy hiểm càng lớn. Bước sang tuần thứ 13, chỉ số này không chính xác và không còn giá trị nữa.
Lần siêu âm này cũng có thể phát hiện một số dị tật khác như thai vô sọ, khe hở thành bụng, không xương mũi… Ngoài ra, trong thời gian này, thai phụ cũng được lấy máu làm xét nghiệm double test để có thể phát hiện ra một số dị tật của thai nhi mà siêu âm không thấy. Double test đặc biệt cần thiết đối với những thai phụ tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, trên 35 tuổi, đang sử dụng thuốc hoặc các hóa chất có thể gây hại cho thai, bị đái tháo đường và có sử dụng insulin, mẹ bị nhiễm virus trong thời kỳ mang thai, mẹ có tiếp xúc với phóng xạ liều cao. Trong trường hợp thai có độ mờ da gáy gần giá trị ngưỡng 3 mm, double test sẽ giúp đánh giá chính xác hơn nguy cơ hội chứng Down.
Tại lần siêu âm đầu tiên, các bác sỹ có thể xác định tuổi thai một cách chính xác nhất
Từ 22 - 23 tuần: Thời điểm này khi siêu âm bác sỹ có thể quan sát được những bất thường ở đầu, tim và những dị dạng ở cơ quan nội tạng khác như sứt môi, hở hàm ếch... Nếu siêu âm sản phụ phát hiện thai nhi có vấn đề về tim thì nên gặp thêm các bác sỹ chuyên khoa tim mạch để được tư vấn xem có nên giữ lại thai hay không. Lần siêu âm này vô cùng quan trọng, vì tất cả các dị tật đều có biểu hiện ở thời điểm này, chưa kể nếu cần đình chỉ thai nghén thì phải làm trước tuần thứ 28.
Từ 31-32 tuần: Đây là lần siêu âm "chốt" trước sinh nên rất quan trọng mà bà bầu không nên bỏ qua. Một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim và cấu trúc não cũng có thể được phát hiện. Ngoài ra, lần siêu âm này cũng giúp nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung (đây là nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau đẻ). Dị tật của thai nhi được phát hiện trong thời điểm này tuy không thể can thiệp được nhưng có thể có cách ứng phó phù hợp khi sinh như: Lựa chọn nơi sinh, phương pháp sinh và chuẩn bị cho việc chăm sóc, chữa bệnh cho trẻ sau đó.
Trước khi siêu âm, bạn nên uống nước (2 – 3 cốc nước trước khoảng một tiếng) và nhịn tiểu. Lúc đó, bàng quang của bạn sẽ căng ra và việc siêu âm sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý rằng, không phải lúc nào siêu âm cũng phát hiện ra các dị tật thai nhi. Có những trường hợp, đến khi bé chào đời bác sỹ mới phát hiện ra dị tật của bé.
Bình luận của bạn