Ngăn ngừa trầm cảm ở người trẻ như thế nào?

Ngày càng nhiều người trẻ mắc trầm cảm

Những biện pháp điều trị bệnh trầm cảm ở người trẻ

9 chất bổ sung giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm cho những người trẻ

Con IQ thấp vì mẹ bị trầm cảm

9 dấu hiệu trầm cảm chẳng ai ngờ

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Thiếu vitamin D có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như bệnh xương khớp, tim mạch và cả bệnh trầm cảm. Việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là cách đơn giản nhất giúp bạn bổ sung vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên, hãy nhớ sử dụng kem chống nắng để giảm tác hại của tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời.

Luyện tập thể dục đều đặn

Tập thể dục nhẹ nhàng hoặc các hoạt động thể chất khác giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Nó kích thích não bộ giải phóng ra các loại hormone giúp cải thiện tâm trạng, từ đó giúp bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, ngăn ngừa chứng trầm cảm.

Thực hiện những công việc ưa thích

Hãy làm những việc gì mà bạn cảm thấy thích thú nhất. Điều này giúp bạn giải tỏa tâm trạng, giảm căng thẳng. Bạn cũng nên dành thời gian với bạn bè và người thân để đi đến những nơi mà bạn yêu thích và tránh bị cô đơn một mình.

Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng được sử dụng nhiều nhất giúp hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm theo mùa. Tuy nhiên, liệu pháp này còn được sử dụng để khắc phục các dạng khác của bệnh trầm cảm như rối loạn giấc ngủ, rối loạn nhịp sinh học do chênh lệch múi giờ (sau khi đi máy bay) và chứng mất trí. Hãy luôn giữ cho căn phòng của mình có đủ ánh sáng. Bạn có thể thắp đèn hoặc đơn giản là mở cửa sổ để đón ánh sáng mặt trời.

Theo dõi các dấu hiệu sớm của trầm cảm

Bạn nên biết về các dấu hiệu sớm của trầm cảm như thường xuyên tức giận, mất hứng thú với những điều mà mình từng thích, rối loạn giấc ngủ, đau thắt lưng, thay đổi sự thèm ăn và cân nặng... Hãy đi khám ngay khi phát hiện thấy những dấu hiệu này để có thể được chăm sóc kịp thời.

Trần Lưu H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh